Làn sóng bán ra kiếm lời và đồng USD mạnh lên đã chặn đứng đà tăng nóng của giá vàng, khiến thị trường nếm trải tuần xuống dốc đầu tiên kể từ tháng Sáu, cho dù nỗi lo dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone và sức tăng trưởng èo uột của kinh tế Mỹ đã một lần nữa thổi giá vàng qua đỉnh 1.900 USD/ounce.
Ngay đầu tuần giá vàng châu Âu bất ngờ xuyên ngưỡng 1.900 USD/ounce do nỗi lo về khủng hoảng nợ công châu Âu đeo bám đã khiến giới đầu tư đổ xô vào tài sản có độ an toàn cao, trong đó vàng là số 1.
Tiếp nối đà tăng đó mở phiên 6/9 giá vàng châu Á đã leo lên 1.903,09 USD/ounce, rồi tiếp tục xu hướng tăng để tiến sát ngưỡng 1.920 USD/ounce vào cuối ngày.
Không đứng ngoài cuộc, giá vàng Mỹ cũng bắt kịp đà phi mã khi thị trường mở cửa trở lại sau ngày Lễ lao động (6/9) với mức tăng 2,5% lên mức cao kỷ lục 1.923,2 USD/ounce. Như vậy, tính từ đầu tháng Tám tới lúc này, giá vàng đã tăng khoảng 18% và tăng tới 35% nếu tính từ đầu năm.
Phiên 6/9 cũng ghi nhận lần thứ 12 giá vàng đạt kỷ lục kể từ đầu tháng Tám và đà tăng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn, trong bối cảnh giới đầu tư chưa nhìn thấy ánh sáng từ cuối đường hầm trong cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, cũng như cứu kinh tế toàn cầu khỏi nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Tuy nhiên, tới cuối phiên giá vàng New York đã bất ngờ mất đà khi để mất 3,6 USD xuống 1.873,3 USD/ounce do đồng USD tăng giá làm giá vàng trở nên đắt đỏ, kém hấp dẫn giới đầu tư. Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy giới đầu tư ngày càng lo lắng hơn khi đã tham gia mua vàng ồ ạt trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng mặc dù giá vàng tăng mạnh lúc đầu phiên 6/9, sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) thông báo áp đặt tỷ giá hối đoái tối thiểu 1,2 franc/euro, khiến đồng franc mất vị thế là "thiên đường đầu tư" và giới đầu tư dồn vốn sang vàng, song sự mạnh lên của đồng USD sau đó đã thúc đẩy hoạt động bán ra vàng để chốt lời.
Nối dài đà lao dốc từ thị trường New York đêm trước, sang phiên 7/9 giá vàng châu Á đã để mất 2% (tương đương gần 100 USD) từ mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce vừa ghi được phiên trước đó.
Theo nhận định của giới phân tích, giá vàng rơi nhanh là do hoạt động bán ra mang tính kỹ thuật trên thị trường giao dịch vàng chủ chốt của châu Á là Singapore và Hong Kong, chứ không phản ánh bất kỳ một thay đổi nào về những vấn đề chủ chốt đang chi phối thị trường vàng hiện nay, như cuộc khủng hoảng nợ Eurozone hay yếu tố cung-cầu trên thị trường.
Đóng phiên 7/9 giá vàng New York tiếp tục mất thêm 55,7 USD xuống 1.817,6 USD/ounce. Nhiều nhà đầu tư đã bán vàng để chuyển sang chứng khoán sau khi Tòa án Hiến pháp Đức bật đèn xanh để Berlin tiếp tục tham gia các kế hoạch cứu trợ Eurozone. Tuy nhiên, phiên này lại ghi dấu một phiên giao dịch sóng gió nhất đối với vàng trong gần 2 tuần qua trên thị trường New York, khi biên độ dao động của giá lên tới hơn 80 USD.
Cho dù làn sóng mua vào giá hời, sau khi giá vàng đã chìm xuống mức thấp 1.853,39 USD/ounce đêm trước, đã giúp thị trường vàng phục hồi chút ít vào hai phiên 8 và 9/9, song kế hoạch thúc đẩy việc làm trị giá 447 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tác động đến tâm lý thị trường nhiều hơn dự kiến, và tâm lý mạo hiểm với vàng có vẻ đã dịu đi.
Theo giới phân tích, nếu kế hoạch thành công, nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới sẽ mạnh lên và hệ quả là sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú ẩn an toàn trong thời buối kinh tế bất ổn và lạm phát sẽ bị lu mờ.
Chính làn sóng bán ra chốt lời và đồng USD mạnh lên trong bối cảnh thị trường chứng khoán tuột dốc trở lại đã làm giá vàng có lúc lùi trở lại mốc 1.825 USD/ounce trong phiên 9/9.
Nhưng dù sao đà tuột dốc có phần bị chững lại sau khi có tin nhà kinh tế trưởng Juergen Stark, ủy viên Hội đồng điều hành Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), xin từ chức do bất đồng sâu sắc về kế hoạch mua trái phiếu - một trong những giải pháp giúp một số nước Eurozone vượt qua khủng hoảng nợ công.
Động thái đó làm giới đầu tư thêm lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu lục và lại lao vào vàng, khiến giá vàng giao ngay đã tăng lên 1.858 USD/ounce và giá vàng giao tháng 12/2011 hồi phục lên 1.859,50 USD/ounce trước khi thị trường khép lại phiên cuối tuần 9/9 New York Theo sát thị trường New York, giá vàng London cũng leo lên 1.842 USD/ounce.
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo nhu cầu vàng toàn cầu, sau đợt sụt giảm trong quý II, sẽ mạnh lên vào cuối năm do nhu cầu trang sức gia tăng tại Ấn Độ và Trung Quốc và nhu cầu đầu tư trên thế giới phục hồi nhanh.
Theo WGC, nhu cầu vàng thế giới đã giảm 17% xuống còn 919,8 tấn trong quý II do xu hướng đầu tư vào kim loại quý này không nhiều. Nhưng sang quý II làn sóng đầu tư vào vàng đã bất ngờ trỗi dậy bởi các vấn đề nợ công ở Mỹ và châu Âu đã làm dấy lên đồn đoán thế giới sẽ lại rơi vào suy thoái, khiến các nhà đầu tư lại đổ xô đi vào vàng để bảo toàn nguồn vốn.
Thêm vào đó, người tiêu dùng châu Á cũng tăng cường mua vàng không chỉ làm đồ trang sức khi bước vào mùa cưới và lễ hội hàng năm, mà còn chống lạm phát. Nhờ đó giá vàng liên tiếp xô ngã các kỷ lục vừa được xác lập và đã chinh phục đỉnh cao của mọi thời đại 1.900 USD/ounce.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, mặc dù vàng đang trong giai đoạn bán tháo, nhưng vẫn có cơ hội phục hồi, khi các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ theo chân SNB kiềm chế đà tăng giá của đồng nội tệ. Hơn nữa, nhu cầu vàng thực sự từ Ấn Độ và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ vàng chủ chốt trên thế giới, vẫn cao cho dù giá vàng hiện rất đắt đỏ.
Một khi giá vàng vẫn trên 1.700 USD/ounce thì xu hướng mua vào vẫn tồn tại và sau khi phá vỡ ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce giá vàng hoàn toàn có khả năng bị đẩy tới mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay bởi chưa dứt mối lo về tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Eurozone./.
Ngay đầu tuần giá vàng châu Âu bất ngờ xuyên ngưỡng 1.900 USD/ounce do nỗi lo về khủng hoảng nợ công châu Âu đeo bám đã khiến giới đầu tư đổ xô vào tài sản có độ an toàn cao, trong đó vàng là số 1.
Tiếp nối đà tăng đó mở phiên 6/9 giá vàng châu Á đã leo lên 1.903,09 USD/ounce, rồi tiếp tục xu hướng tăng để tiến sát ngưỡng 1.920 USD/ounce vào cuối ngày.
Không đứng ngoài cuộc, giá vàng Mỹ cũng bắt kịp đà phi mã khi thị trường mở cửa trở lại sau ngày Lễ lao động (6/9) với mức tăng 2,5% lên mức cao kỷ lục 1.923,2 USD/ounce. Như vậy, tính từ đầu tháng Tám tới lúc này, giá vàng đã tăng khoảng 18% và tăng tới 35% nếu tính từ đầu năm.
Phiên 6/9 cũng ghi nhận lần thứ 12 giá vàng đạt kỷ lục kể từ đầu tháng Tám và đà tăng này dự kiến sẽ còn tiếp diễn, trong bối cảnh giới đầu tư chưa nhìn thấy ánh sáng từ cuối đường hầm trong cuộc khủng hoảng nợ Eurozone, cũng như cứu kinh tế toàn cầu khỏi nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới.
Tuy nhiên, tới cuối phiên giá vàng New York đã bất ngờ mất đà khi để mất 3,6 USD xuống 1.873,3 USD/ounce do đồng USD tăng giá làm giá vàng trở nên đắt đỏ, kém hấp dẫn giới đầu tư. Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy giới đầu tư ngày càng lo lắng hơn khi đã tham gia mua vàng ồ ạt trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng mặc dù giá vàng tăng mạnh lúc đầu phiên 6/9, sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) thông báo áp đặt tỷ giá hối đoái tối thiểu 1,2 franc/euro, khiến đồng franc mất vị thế là "thiên đường đầu tư" và giới đầu tư dồn vốn sang vàng, song sự mạnh lên của đồng USD sau đó đã thúc đẩy hoạt động bán ra vàng để chốt lời.
Nối dài đà lao dốc từ thị trường New York đêm trước, sang phiên 7/9 giá vàng châu Á đã để mất 2% (tương đương gần 100 USD) từ mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce vừa ghi được phiên trước đó.
Theo nhận định của giới phân tích, giá vàng rơi nhanh là do hoạt động bán ra mang tính kỹ thuật trên thị trường giao dịch vàng chủ chốt của châu Á là Singapore và Hong Kong, chứ không phản ánh bất kỳ một thay đổi nào về những vấn đề chủ chốt đang chi phối thị trường vàng hiện nay, như cuộc khủng hoảng nợ Eurozone hay yếu tố cung-cầu trên thị trường.
Đóng phiên 7/9 giá vàng New York tiếp tục mất thêm 55,7 USD xuống 1.817,6 USD/ounce. Nhiều nhà đầu tư đã bán vàng để chuyển sang chứng khoán sau khi Tòa án Hiến pháp Đức bật đèn xanh để Berlin tiếp tục tham gia các kế hoạch cứu trợ Eurozone. Tuy nhiên, phiên này lại ghi dấu một phiên giao dịch sóng gió nhất đối với vàng trong gần 2 tuần qua trên thị trường New York, khi biên độ dao động của giá lên tới hơn 80 USD.
Cho dù làn sóng mua vào giá hời, sau khi giá vàng đã chìm xuống mức thấp 1.853,39 USD/ounce đêm trước, đã giúp thị trường vàng phục hồi chút ít vào hai phiên 8 và 9/9, song kế hoạch thúc đẩy việc làm trị giá 447 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tác động đến tâm lý thị trường nhiều hơn dự kiến, và tâm lý mạo hiểm với vàng có vẻ đã dịu đi.
Theo giới phân tích, nếu kế hoạch thành công, nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới sẽ mạnh lên và hệ quả là sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú ẩn an toàn trong thời buối kinh tế bất ổn và lạm phát sẽ bị lu mờ.
Chính làn sóng bán ra chốt lời và đồng USD mạnh lên trong bối cảnh thị trường chứng khoán tuột dốc trở lại đã làm giá vàng có lúc lùi trở lại mốc 1.825 USD/ounce trong phiên 9/9.
Nhưng dù sao đà tuột dốc có phần bị chững lại sau khi có tin nhà kinh tế trưởng Juergen Stark, ủy viên Hội đồng điều hành Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), xin từ chức do bất đồng sâu sắc về kế hoạch mua trái phiếu - một trong những giải pháp giúp một số nước Eurozone vượt qua khủng hoảng nợ công.
Động thái đó làm giới đầu tư thêm lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu lục và lại lao vào vàng, khiến giá vàng giao ngay đã tăng lên 1.858 USD/ounce và giá vàng giao tháng 12/2011 hồi phục lên 1.859,50 USD/ounce trước khi thị trường khép lại phiên cuối tuần 9/9 New York Theo sát thị trường New York, giá vàng London cũng leo lên 1.842 USD/ounce.
Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo nhu cầu vàng toàn cầu, sau đợt sụt giảm trong quý II, sẽ mạnh lên vào cuối năm do nhu cầu trang sức gia tăng tại Ấn Độ và Trung Quốc và nhu cầu đầu tư trên thế giới phục hồi nhanh.
Theo WGC, nhu cầu vàng thế giới đã giảm 17% xuống còn 919,8 tấn trong quý II do xu hướng đầu tư vào kim loại quý này không nhiều. Nhưng sang quý II làn sóng đầu tư vào vàng đã bất ngờ trỗi dậy bởi các vấn đề nợ công ở Mỹ và châu Âu đã làm dấy lên đồn đoán thế giới sẽ lại rơi vào suy thoái, khiến các nhà đầu tư lại đổ xô đi vào vàng để bảo toàn nguồn vốn.
Thêm vào đó, người tiêu dùng châu Á cũng tăng cường mua vàng không chỉ làm đồ trang sức khi bước vào mùa cưới và lễ hội hàng năm, mà còn chống lạm phát. Nhờ đó giá vàng liên tiếp xô ngã các kỷ lục vừa được xác lập và đã chinh phục đỉnh cao của mọi thời đại 1.900 USD/ounce.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, mặc dù vàng đang trong giai đoạn bán tháo, nhưng vẫn có cơ hội phục hồi, khi các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ theo chân SNB kiềm chế đà tăng giá của đồng nội tệ. Hơn nữa, nhu cầu vàng thực sự từ Ấn Độ và Trung Quốc - hai thị trường tiêu thụ vàng chủ chốt trên thế giới, vẫn cao cho dù giá vàng hiện rất đắt đỏ.
Một khi giá vàng vẫn trên 1.700 USD/ounce thì xu hướng mua vào vẫn tồn tại và sau khi phá vỡ ngưỡng tâm lý 1.900 USD/ounce giá vàng hoàn toàn có khả năng bị đẩy tới mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay bởi chưa dứt mối lo về tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Eurozone./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)