Giá vàng tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 10/6 đã giảm trên thị trường châu Á song lại tăng giá trên thị trường New york, trong bối các số liệu mới về thị trường việc làm của Mỹ tăng cao hơn mong đợi, khiến giới đầu tư cảm thấy thiếu chắc chắn về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm rút lại các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Năm vừa qua nền kinh tế nước này đã tạo ra được khoảng 175.000 việc làm mới, nhiều hơn so với 149.000 việc làm trong tháng trước.
Trong phiên 11/6 vừa qua, giá vàng tiếp tục giảm trên tất cả các thị trường khi chứng khoán Mỹ tăng mạnh hơn sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) nâng triển vọng tín dụng của Mỹ lên mức ổn định so với mức tiêu cực trước đây, làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ bảo toàn tài sản. Việc S&P nâng triển vọng tín dụng của Mỹ còn làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể sẽ sớm rút lại chương trình mua trái phiếu.
Trong phiên này tại sàn giao dịch kim loại New York (Comex), giá vàng đã có lúc rơi xuống 1.366,65 USD/ounce - mức thấp nhất gần 3 tuần qua sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tuyên bố không đưa ra các biện pháp kích thích mới do kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu khởi sắc, xuất khẩu bắt đầu tăng, thị trường trái phiếu đã ổn định cùng một số tín hiệu cho thấy kỳ vọng lạm phát cũng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, nhà đầu tư còn lo ngại các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ rút lại các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế để giảm nguy cơ lạm phát (lạm phát luôn là nhân tố yểm trợ tích cực cho giá vàng).
Sang phiên 12/6 vừa qua, giá vàng tăng giảm trái chiều, giảm tại châu Á và tăng ở thị trường Mỹ. Giá vàng phục hồi tại sàn Comex (Mỹ) sau khi chứng khoán Phố Wall đi xuống và đồng USD yếu đi, trong khi tại châu Á, việc Trung Quốc mở cửa giao dịch trở lại sau khi đóng cửa nghỉ lễ 3 ngày trước đó đã hỗ trợ cho giá vàng. Tốc độ bán vàng của các quỹ ETF đang dần chậm lại cũng hậu thuẫn cho thị trường vàng.
Giá vàng đồng loạt quay đầu giảm giá trong phiên 13/6 vừa qua do nhà đầu tư lo ngại về khả năng Fed có thể sớm chấm dứt chương trình mua trái phiếu khổng lồ do nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có nhiều dấu hiệu tích cực hơn. Hầu hết các nhà phân tích đều dự báo Fed sẽ rút lại chương trình mua trái phiếu vào cuối năm, trong khi một số chuyên gia khác cho rằng Fed sẽ giảm dần quy mô của chương trình ngay từ đầu tháng Chín năm nay.
Thêm vào đó, thị trường vàng phải đối phó với nhu cầu suy yếu tại các nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhu cầu vàng giao ngay tại hai nước này đang sụt giảm so với các mức đỉnh được lập sau đợt bán tháo hồi tháng Tư vừa qua.
Theo Bộ Tài chính Ấn Độ, nhập khẩu vàng vào Ấn Độ đã giảm từ mức trung bình 135 triệu USD trong nửa đầu tháng Năm vừa qua xuống 36 triệu USD trong nửa sau của tháng này. New Delhi đã nâng thuế nhập khẩu vàng và hạn chế hoạt động đầu tư vàng nhằm nỗ lực giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần ngày 14/6, giá vàng lại bật lên nhờ một loạt yếu tố hậu thuẫn: căng thẳng địa chính trị tại Syria khiến vàng lại được hưởng lợi với tư cách là nơi trú ẩn an toàn; chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm khiến vàng lại nổi lên như là kênh đầu tư hấp dẫn; và nhu cầu mua vàng lại tăng vọt.
Đóng cửa phiên 14/6 vừa qua, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.388,16 USD/ounce, giá vàng kỳ hạn tháng Tám tới cũng tăng 9,80 USD lên 1.387,60 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng được khoảng 0,3%, đồng thời tuần qua cũng là tuần thứ ba trong vòng 4 tuần gần nhất thị trường vàng khởi sắc, sau hai phiên bán đổ bán tháo tệ hại nhất trong lịch sử hồi trung tuần tháng Tư.
Hiện nhà đầu tư đang có ý chờ đợi phiên họp trong hai ngày 18-19/6 tới của Fed để có thêm manh mối đoán định “số phận” của chương trình mua trái phiếu khổng lồ của Mỹ. Việc Fed rút lại chương trình này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ để đối phó với lạm phát.
Brian Lan, Giám đốc điều hành Công ty môi giới GoldSilver Central Pte Ltd, nhận định rằng với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, Fed có thể sẽ không sớm rút lại chương trình mua trái phiếu và quyết định này có khả năng sẽ được đưa ra vào năm 2014./.
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Năm vừa qua nền kinh tế nước này đã tạo ra được khoảng 175.000 việc làm mới, nhiều hơn so với 149.000 việc làm trong tháng trước.
Trong phiên 11/6 vừa qua, giá vàng tiếp tục giảm trên tất cả các thị trường khi chứng khoán Mỹ tăng mạnh hơn sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P) nâng triển vọng tín dụng của Mỹ lên mức ổn định so với mức tiêu cực trước đây, làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ bảo toàn tài sản. Việc S&P nâng triển vọng tín dụng của Mỹ còn làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể sẽ sớm rút lại chương trình mua trái phiếu.
Trong phiên này tại sàn giao dịch kim loại New York (Comex), giá vàng đã có lúc rơi xuống 1.366,65 USD/ounce - mức thấp nhất gần 3 tuần qua sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tuyên bố không đưa ra các biện pháp kích thích mới do kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu khởi sắc, xuất khẩu bắt đầu tăng, thị trường trái phiếu đã ổn định cùng một số tín hiệu cho thấy kỳ vọng lạm phát cũng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, nhà đầu tư còn lo ngại các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ rút lại các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế để giảm nguy cơ lạm phát (lạm phát luôn là nhân tố yểm trợ tích cực cho giá vàng).
Sang phiên 12/6 vừa qua, giá vàng tăng giảm trái chiều, giảm tại châu Á và tăng ở thị trường Mỹ. Giá vàng phục hồi tại sàn Comex (Mỹ) sau khi chứng khoán Phố Wall đi xuống và đồng USD yếu đi, trong khi tại châu Á, việc Trung Quốc mở cửa giao dịch trở lại sau khi đóng cửa nghỉ lễ 3 ngày trước đó đã hỗ trợ cho giá vàng. Tốc độ bán vàng của các quỹ ETF đang dần chậm lại cũng hậu thuẫn cho thị trường vàng.
Giá vàng đồng loạt quay đầu giảm giá trong phiên 13/6 vừa qua do nhà đầu tư lo ngại về khả năng Fed có thể sớm chấm dứt chương trình mua trái phiếu khổng lồ do nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có nhiều dấu hiệu tích cực hơn. Hầu hết các nhà phân tích đều dự báo Fed sẽ rút lại chương trình mua trái phiếu vào cuối năm, trong khi một số chuyên gia khác cho rằng Fed sẽ giảm dần quy mô của chương trình ngay từ đầu tháng Chín năm nay.
Thêm vào đó, thị trường vàng phải đối phó với nhu cầu suy yếu tại các nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Nhu cầu vàng giao ngay tại hai nước này đang sụt giảm so với các mức đỉnh được lập sau đợt bán tháo hồi tháng Tư vừa qua.
Theo Bộ Tài chính Ấn Độ, nhập khẩu vàng vào Ấn Độ đã giảm từ mức trung bình 135 triệu USD trong nửa đầu tháng Năm vừa qua xuống 36 triệu USD trong nửa sau của tháng này. New Delhi đã nâng thuế nhập khẩu vàng và hạn chế hoạt động đầu tư vàng nhằm nỗ lực giảm thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tuy nhiên, trong phiên cuối tuần ngày 14/6, giá vàng lại bật lên nhờ một loạt yếu tố hậu thuẫn: căng thẳng địa chính trị tại Syria khiến vàng lại được hưởng lợi với tư cách là nơi trú ẩn an toàn; chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm khiến vàng lại nổi lên như là kênh đầu tư hấp dẫn; và nhu cầu mua vàng lại tăng vọt.
Đóng cửa phiên 14/6 vừa qua, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.388,16 USD/ounce, giá vàng kỳ hạn tháng Tám tới cũng tăng 9,80 USD lên 1.387,60 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng được khoảng 0,3%, đồng thời tuần qua cũng là tuần thứ ba trong vòng 4 tuần gần nhất thị trường vàng khởi sắc, sau hai phiên bán đổ bán tháo tệ hại nhất trong lịch sử hồi trung tuần tháng Tư.
Hiện nhà đầu tư đang có ý chờ đợi phiên họp trong hai ngày 18-19/6 tới của Fed để có thêm manh mối đoán định “số phận” của chương trình mua trái phiếu khổng lồ của Mỹ. Việc Fed rút lại chương trình này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một công cụ để đối phó với lạm phát.
Brian Lan, Giám đốc điều hành Công ty môi giới GoldSilver Central Pte Ltd, nhận định rằng với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, Fed có thể sẽ không sớm rút lại chương trình mua trái phiếu và quyết định này có khả năng sẽ được đưa ra vào năm 2014./.
Thùy Chi (TTXVN)