Năm nay là mùa thi đại học thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh được mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Điều này khiến các hội đồng thi, nhất là các giám thị, không khỏi lo lắng, trong khi thí sinh lại chẳng mặn mà.
Muốn mang, phải đăng ký
Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh muốn mang thiết bị ghi âm, ghi hình (không có chức năng thu phát sóng, không có màn hình và không có loa) thì không cần phải đăng ký với cán bộ coi thi. Tuy nhiên, trong kỳ thi đại học, hầu hết các trường đều yêu cầu thí sinh phải kê khai với giám thị.
Tại trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện, cho biết, trong buổi phổ biến quy chế sáng hôm qua (ngày 3/7), các cán bộ coi thi đã phổ biến quy định này cho thí sinh. Trước giờ thi môn toán hôm nay, quy định này được nhắc lại một lần nữa để thí sinh nắm được. Cũng theo ông Lập, việc kê khai theo mẫu có sẵn, bao gồm tên thiết bị, loại hình, các chức năng...
“Các em quay hình hay không, không quan trọng. Điều quan trọng là Hội đồng phải biết các em mang những gì vào phòng thi ngoài bút, thước. Vì vậy, việc yêu cầu thí sinh đăng ký là điều các trường nên làm,” ông Lập nói.
Giống như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, thí sinh của Đại học Khoa học Tự nhiên cũng phải đăng ký nếu muốn mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Hội đồng coi thi tại trường này, việc đăng ký đã được trường thông báo cho thí sinh biết.
Đại học Bách khoa Hà Nội lại yêu cầu thí sinh mang thiết bị vào phòng thi phải kèm theo giấy chứng nhận chức năng sử dụng của nhà sản xuất, bằng tiếng Việt. Theo Ban chỉ đạo thi của trường, các thiết bị ghi âm, ghi hình hầu hết được sản xuất ở nước ngoài nên tính năng của từng thiết bị không thể kiểm soát được. Vì vậy, cách làm này sẽ giúp trường đảm bảo được sự an toàn của kỳ thi.
Cùng với việc yêu cầu thí sinh đăng ký, các trường tăng cường công tác tập huấn cho giám thị. Theo ông Lê Hữu Lập, việc tập huấn nhằm giúp cán bộ coi thi hiểu hơn về các thiết bị công nghệ cao. “Tâm lý chung của giám thị là khá lo lắng nên tập huấn sẽ giúp họ yên tâm hơn phần nào,” ông Lập nói.
[Đề Toán khối A không khó nhưng tính phân loại cao]
Với Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, việc tập huấn còn có cả thiết bị thị phạm cụ thể là chiếc đồng hồ đeo tay công nghệ cao. Theo ông Đỗ Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng nhà trường, thiết bị này trường thu được trong đợt thi hết môn, trường bắt được hai học viên sử dụng để quay cóp.
Ông Cẩn cho biết, nhìn bề ngoài, thiết bị này không khác gì một chiếc đồng hồ đeo tay thời trang. Nhưng với màn hình cảm ứng, người dùng chỉ cần gạt nhẹ lên bề mặt là có thể tìm đến bộ nhớ. Vì thế, trường đã yêu cầu cán bộ coi thi đặc biệt lưu ý đến những thí sinh sử dụng đồng hồ đeo tay có kiểu dáng tương tự, đặc biệt là loại đồng hồ có khe cắm.
Thí sinh không mặn mà
Trong khi các trường ra sức “lên giây cót” để ứng phó với các tình huống liên quan đến thiết bị công nghệ cao thì các thí sinh lại chẳng mấy mặn mà.
Em Nguyễn Thị Mơ, thí sinh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cười bảo: “Chúng em phải tận dụng tối đa thời gian để làm bài thi, làm gì có thì giờ để ghi âm, ghi hình.”
Đây cũng là chia sẻ của thí sinh Vũ Linh Chi, Hội đồng thi Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Theo Chi, kỳ thi tuyển sinh đại học khác với thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở chỗ có tính cạnh tranh cao, chỉ cần chênh nhau 0,25 điểm là đã kẻ đỗ, người trượt nên tất cả các thí sinh đều phải nỗ lực tối đa. “Khi thi, em chỉ chú tâm làm bài cho thật tốt, chẳng nghĩ đến gì khác,” Chi nói.
Cũng theo Chi, mục đích của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi là nhằm chống tiêu cực. Tuy nhiên, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là kỳ thi nghiêm túc nhất trong tất cả các bậc học. Vì thế, nếu dùng đúng mục đích thì việc mang các thiết bị này là không cần thiết.
Có lẽ, không để tâm đến quy định này của Bộ cũng là tâm lý chung của hầu hết thí sinh, vì đến thời điểm này, theo các hội đồng thi, chưa có thí sinh nào đăng ký mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 cũng không có trường hợp nào. Nói như ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trương Đại học Thương mại: "Đây chỉ là phòng, chứ xác xuất vô cùng nhỏ."/.
Muốn mang, phải đăng ký
Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh muốn mang thiết bị ghi âm, ghi hình (không có chức năng thu phát sóng, không có màn hình và không có loa) thì không cần phải đăng ký với cán bộ coi thi. Tuy nhiên, trong kỳ thi đại học, hầu hết các trường đều yêu cầu thí sinh phải kê khai với giám thị.
Tại trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện, cho biết, trong buổi phổ biến quy chế sáng hôm qua (ngày 3/7), các cán bộ coi thi đã phổ biến quy định này cho thí sinh. Trước giờ thi môn toán hôm nay, quy định này được nhắc lại một lần nữa để thí sinh nắm được. Cũng theo ông Lập, việc kê khai theo mẫu có sẵn, bao gồm tên thiết bị, loại hình, các chức năng...
“Các em quay hình hay không, không quan trọng. Điều quan trọng là Hội đồng phải biết các em mang những gì vào phòng thi ngoài bút, thước. Vì vậy, việc yêu cầu thí sinh đăng ký là điều các trường nên làm,” ông Lập nói.
Giống như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, thí sinh của Đại học Khoa học Tự nhiên cũng phải đăng ký nếu muốn mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Hội đồng coi thi tại trường này, việc đăng ký đã được trường thông báo cho thí sinh biết.
Đại học Bách khoa Hà Nội lại yêu cầu thí sinh mang thiết bị vào phòng thi phải kèm theo giấy chứng nhận chức năng sử dụng của nhà sản xuất, bằng tiếng Việt. Theo Ban chỉ đạo thi của trường, các thiết bị ghi âm, ghi hình hầu hết được sản xuất ở nước ngoài nên tính năng của từng thiết bị không thể kiểm soát được. Vì vậy, cách làm này sẽ giúp trường đảm bảo được sự an toàn của kỳ thi.
Cùng với việc yêu cầu thí sinh đăng ký, các trường tăng cường công tác tập huấn cho giám thị. Theo ông Lê Hữu Lập, việc tập huấn nhằm giúp cán bộ coi thi hiểu hơn về các thiết bị công nghệ cao. “Tâm lý chung của giám thị là khá lo lắng nên tập huấn sẽ giúp họ yên tâm hơn phần nào,” ông Lập nói.
[Đề Toán khối A không khó nhưng tính phân loại cao]
Với Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, việc tập huấn còn có cả thiết bị thị phạm cụ thể là chiếc đồng hồ đeo tay công nghệ cao. Theo ông Đỗ Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng nhà trường, thiết bị này trường thu được trong đợt thi hết môn, trường bắt được hai học viên sử dụng để quay cóp.
Ông Cẩn cho biết, nhìn bề ngoài, thiết bị này không khác gì một chiếc đồng hồ đeo tay thời trang. Nhưng với màn hình cảm ứng, người dùng chỉ cần gạt nhẹ lên bề mặt là có thể tìm đến bộ nhớ. Vì thế, trường đã yêu cầu cán bộ coi thi đặc biệt lưu ý đến những thí sinh sử dụng đồng hồ đeo tay có kiểu dáng tương tự, đặc biệt là loại đồng hồ có khe cắm.
Thí sinh không mặn mà
Trong khi các trường ra sức “lên giây cót” để ứng phó với các tình huống liên quan đến thiết bị công nghệ cao thì các thí sinh lại chẳng mấy mặn mà.
Em Nguyễn Thị Mơ, thí sinh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cười bảo: “Chúng em phải tận dụng tối đa thời gian để làm bài thi, làm gì có thì giờ để ghi âm, ghi hình.”
Đây cũng là chia sẻ của thí sinh Vũ Linh Chi, Hội đồng thi Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Theo Chi, kỳ thi tuyển sinh đại học khác với thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở chỗ có tính cạnh tranh cao, chỉ cần chênh nhau 0,25 điểm là đã kẻ đỗ, người trượt nên tất cả các thí sinh đều phải nỗ lực tối đa. “Khi thi, em chỉ chú tâm làm bài cho thật tốt, chẳng nghĩ đến gì khác,” Chi nói.
Cũng theo Chi, mục đích của việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi là nhằm chống tiêu cực. Tuy nhiên, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là kỳ thi nghiêm túc nhất trong tất cả các bậc học. Vì thế, nếu dùng đúng mục đích thì việc mang các thiết bị này là không cần thiết.
Có lẽ, không để tâm đến quy định này của Bộ cũng là tâm lý chung của hầu hết thí sinh, vì đến thời điểm này, theo các hội đồng thi, chưa có thí sinh nào đăng ký mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2012 cũng không có trường hợp nào. Nói như ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trương Đại học Thương mại: "Đây chỉ là phòng, chứ xác xuất vô cùng nhỏ."/.
Nhóm PV (Vietnam+)