Từ cuối tháng Sáu đến nay, các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như EU, Mỹ, Australia đồng loạt yêu cầu nhập khẩu cá tra cỡ nhỏ khoảng 3-5 oz (650-800 gam) trở xuống.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trước đó, các thị trường này vẫn nhập khẩu cá tra cỡ trên 1kg, tương đương cỡ xuất khẩu 8-10 oz và 10-12 oz.
Sự thay đổi đột ngột của nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu cá cỡ nhỏ, trong khi cá cỡ lớn lại khó tiêu thụ, giá giảm.
Các doanh nghiệp chế biến cá tra nhận định, việc nhà nhập khẩu chuyển hướng sang cá cỡ nhỏ để thuận tiện cho việc chế biến, đồng thời ngăn chặn tình trạng tăng trọng quá nhiều và gây sức ép về giá đối với các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Việc chuyển đổi yêu cầu của thị trường về cỡ cá đã gây nhiều khó khăn và bị động cho doanh nghiệp khi định mức chế biến cao và đòi hỏi tay nghề công nhân cao. Mặt khác, sản lượng cá cỡ nhỏ lại không đủ để chế biến vào thời điểm hiện tại cũng như trong những tháng tiếp theo.
Trong khi đó, lợi nhuận của người nuôi cá cũng bị giảm đáng kể và người nuôi cũng không muốn bán cá ở giai đoạn này vì cá đang lớn, nếu bán sẽ không thu được lãi nhiều.
Theo khảo sát, lượng cá quá lứa còn tồn đọng trong dân hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15.000 tấn so với lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên 100.000 tấn trong tháng Bảy, thì rõ ràng không có hiện tượng cá tồn đọng nhiều.
Các doanh nghiệp cũng đã cố gắng thu mua cá cỡ lớn, khoảng 30.000 tấn trong tháng Sáu như đã cam kết, trừ một số trường hợp bất khả kháng do khó khăn về tài chính và thị trường xuất khẩu.
Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá quá cỡ trong dân, Vasep vẫn tiếp tục vận động các doanh nghiệp thu mua cá nguyên liệu còn lại trong dân bằng cách thuyết phục nhà nhập khẩu mua ghép cá cỡ nhỏ với cá cỡ lớn.
Hiện nay, giá cá cỡ lớn được doanh nghiệp thu mua khoảng 20.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng so với các tháng trước.
Đa số lượng cá quá cỡ còn lại là của các hộ nuôi tự phát, không có sự liên kết, quan hệ với doanh nghiệp và sử dụng thức ăn tự chế để nuôi cá nên sản phẩm thu hoạch không đạt chất lượng xuất khẩu.
Người dân đang mau chóng bán hết cá quá lứa, chấp nhận chịu lỗ chứ không dám kéo dài thời gian giữ cá lâu hơn nữa. Như vậy, việc cỡ cá không đáp ứng để chế biến xuất khẩu, chất lượng cá nuôi không ổn định là những khó khăn cho các hộ nuôi độc lập, nhỏ lẻ./.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trước đó, các thị trường này vẫn nhập khẩu cá tra cỡ trên 1kg, tương đương cỡ xuất khẩu 8-10 oz và 10-12 oz.
Sự thay đổi đột ngột của nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu cá cỡ nhỏ, trong khi cá cỡ lớn lại khó tiêu thụ, giá giảm.
Các doanh nghiệp chế biến cá tra nhận định, việc nhà nhập khẩu chuyển hướng sang cá cỡ nhỏ để thuận tiện cho việc chế biến, đồng thời ngăn chặn tình trạng tăng trọng quá nhiều và gây sức ép về giá đối với các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Việc chuyển đổi yêu cầu của thị trường về cỡ cá đã gây nhiều khó khăn và bị động cho doanh nghiệp khi định mức chế biến cao và đòi hỏi tay nghề công nhân cao. Mặt khác, sản lượng cá cỡ nhỏ lại không đủ để chế biến vào thời điểm hiện tại cũng như trong những tháng tiếp theo.
Trong khi đó, lợi nhuận của người nuôi cá cũng bị giảm đáng kể và người nuôi cũng không muốn bán cá ở giai đoạn này vì cá đang lớn, nếu bán sẽ không thu được lãi nhiều.
Theo khảo sát, lượng cá quá lứa còn tồn đọng trong dân hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15.000 tấn so với lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu trên 100.000 tấn trong tháng Bảy, thì rõ ràng không có hiện tượng cá tồn đọng nhiều.
Các doanh nghiệp cũng đã cố gắng thu mua cá cỡ lớn, khoảng 30.000 tấn trong tháng Sáu như đã cam kết, trừ một số trường hợp bất khả kháng do khó khăn về tài chính và thị trường xuất khẩu.
Nhằm khắc phục tình trạng dư thừa cá quá cỡ trong dân, Vasep vẫn tiếp tục vận động các doanh nghiệp thu mua cá nguyên liệu còn lại trong dân bằng cách thuyết phục nhà nhập khẩu mua ghép cá cỡ nhỏ với cá cỡ lớn.
Hiện nay, giá cá cỡ lớn được doanh nghiệp thu mua khoảng 20.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng so với các tháng trước.
Đa số lượng cá quá cỡ còn lại là của các hộ nuôi tự phát, không có sự liên kết, quan hệ với doanh nghiệp và sử dụng thức ăn tự chế để nuôi cá nên sản phẩm thu hoạch không đạt chất lượng xuất khẩu.
Người dân đang mau chóng bán hết cá quá lứa, chấp nhận chịu lỗ chứ không dám kéo dài thời gian giữ cá lâu hơn nữa. Như vậy, việc cỡ cá không đáp ứng để chế biến xuất khẩu, chất lượng cá nuôi không ổn định là những khó khăn cho các hộ nuôi độc lập, nhỏ lẻ./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)