Màu đỏ đêm trước (24/10) trên thị trường Mỹ đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch sáng 25/10, khi các sàn chủ chốt trong khu vực tăng giảm trái chiều.
Hy vọng vào những cải thiện của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, cùng khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa từ Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã giúp tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn và hạn chế được đà giảm của các cổ phiếu.
Mở cửa phiên giao dịch 25/10, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,08% xuống 2.114,39 điểm; Hang Seng của Hong Kong tăng 0,13% lên 21.792,67 điểm và Nikkei 225 của Nhật trượt nhẹ 0,02% xuống 8.952,13 điểm.
Đêm trước (24/10), chứng khoán Mỹ đã không giữ được đà tăng mạnh từ đầu phiên và càng về cuối phiên càng đuối trong bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết làm ăn yếu kém cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giữ nguyên chính sách đúng như dự báo của giới phân tích.
Việc thiếu một động lực lớn đã đẩy giá các cổ phiếu trên Phố Wall trượt về vùng đỏ trong khoảng một tiếng cuối cùng của phiên giao dịch.
Trước đó, thị trường đã khá hưng phấn trước dự báo kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của Boeing và Facebook, cùng số liệu tích cực hơn dự báo của lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc.
Đóng cửa phiên 24/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average giảm 25,19 điểm (0,19%) xuống 13.077,34 điểm; S&P 500 lùi 4,36 điểm (0,31%) về 1.408,75 điểm; trong khi Nasdaq Composite mất 8,76 điểm (0,29%) xuống 2.981,70 điểm.
Chứng khoán châu Âu cùng ngày lại phục hồi đi lên sau nhiều phiên sụt giảm mạnh trước đó khi các nhà đầu tư đón nhận các số liệu kinh tế tốt xấu đan xen, trong khi cuộc họp của FED chưa kết thúc vào lúc thị trường châu Âu đóng cửa.
Đóng cửa phiên 24/10, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều lên điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,12% lên 5.804,78 điểm; DAX 30 của Đức tiến 0,27% lên 7.192,85 điểm và CAC 40 của Pari nhích 0,59% lên 3.426,49 điểm./.
Hy vọng vào những cải thiện của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, cùng khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa từ Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã giúp tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn và hạn chế được đà giảm của các cổ phiếu.
Mở cửa phiên giao dịch 25/10, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,08% xuống 2.114,39 điểm; Hang Seng của Hong Kong tăng 0,13% lên 21.792,67 điểm và Nikkei 225 của Nhật trượt nhẹ 0,02% xuống 8.952,13 điểm.
Đêm trước (24/10), chứng khoán Mỹ đã không giữ được đà tăng mạnh từ đầu phiên và càng về cuối phiên càng đuối trong bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết làm ăn yếu kém cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giữ nguyên chính sách đúng như dự báo của giới phân tích.
Việc thiếu một động lực lớn đã đẩy giá các cổ phiếu trên Phố Wall trượt về vùng đỏ trong khoảng một tiếng cuối cùng của phiên giao dịch.
Trước đó, thị trường đã khá hưng phấn trước dự báo kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của Boeing và Facebook, cùng số liệu tích cực hơn dự báo của lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc.
Đóng cửa phiên 24/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average giảm 25,19 điểm (0,19%) xuống 13.077,34 điểm; S&P 500 lùi 4,36 điểm (0,31%) về 1.408,75 điểm; trong khi Nasdaq Composite mất 8,76 điểm (0,29%) xuống 2.981,70 điểm.
Chứng khoán châu Âu cùng ngày lại phục hồi đi lên sau nhiều phiên sụt giảm mạnh trước đó khi các nhà đầu tư đón nhận các số liệu kinh tế tốt xấu đan xen, trong khi cuộc họp của FED chưa kết thúc vào lúc thị trường châu Âu đóng cửa.
Đóng cửa phiên 24/10, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều lên điểm, trong đó FTSE 100 của Anh tăng 0,12% lên 5.804,78 điểm; DAX 30 của Đức tiến 0,27% lên 7.192,85 điểm và CAC 40 của Pari nhích 0,59% lên 3.426,49 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)