Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn kết quả của nhóm các nhà nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Valencia), Tây Ban Nha, cho biết từ cách đây 14.500 năm, con người đã biết tận dụng thịt, mỡ và da cá voi.
Trong công trình nghiên cứu do giáo sư Joan Emili Aura Tortosa làm trưởng nhóm và công bố trên tạp chí Quaternary International ngày 30/1, các nhà khoa học đã dành ra 18 tháng nghiên cứu di hài của hai loài hàu sống ký sinh trên cá voi có tên khoa học là Tubicinella major và Cetopirus complanatus cùng được tìm thấy tại hang Nerja thuộc tỉnh Malaga ở miền Nam Tây Ban Nha.
Qua đó, họ phát hiện thấy hai giáp xác này có liên quan chặt chẽ với loài cá voi mang tên khoa học là Eubalaena australis thường sống ở cực Nam Trái Đất.
Dựa trên những số liệu liên quan, nhóm các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha cho rằng vào thời kỳ cách đây 14.500 năm, loài cá voi trên có thể bị mắc cạn tại các bãi biển thấp và con người cổ đã biết xả thịt loài cá dài tới 30 mét và nặng trên 150 tấn này mang về hang nướng ăn, cũng như biết tận dụng mỡ và da cá cho các mục đích khác thời cổ đại./.
Trong công trình nghiên cứu do giáo sư Joan Emili Aura Tortosa làm trưởng nhóm và công bố trên tạp chí Quaternary International ngày 30/1, các nhà khoa học đã dành ra 18 tháng nghiên cứu di hài của hai loài hàu sống ký sinh trên cá voi có tên khoa học là Tubicinella major và Cetopirus complanatus cùng được tìm thấy tại hang Nerja thuộc tỉnh Malaga ở miền Nam Tây Ban Nha.
Qua đó, họ phát hiện thấy hai giáp xác này có liên quan chặt chẽ với loài cá voi mang tên khoa học là Eubalaena australis thường sống ở cực Nam Trái Đất.
Dựa trên những số liệu liên quan, nhóm các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha cho rằng vào thời kỳ cách đây 14.500 năm, loài cá voi trên có thể bị mắc cạn tại các bãi biển thấp và con người cổ đã biết xả thịt loài cá dài tới 30 mét và nặng trên 150 tấn này mang về hang nướng ăn, cũng như biết tận dụng mỡ và da cá cho các mục đích khác thời cổ đại./.
Tuyết Mai (TTXVN)