Ngày 3/6, các cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình đã bùng phát trở lại tại các thành phố lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan lên án những người biểu tình là "những kẻ cực đoan bắt tay với khủng bố."
Tuyên bố của ông Erdogan khiến cho làn sóng tức giận trong dân chúng càng dâng cao.
Đài truyền hình NTV đưa tin một thanh niên, 22 tuổi, đã chết tại bệnh viện ngày 3/6 sau khi bị trúng đạn trong cuộc biểu tình chống chính phủ tại tỉnh Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là người thứ hai thiệt mạng trong các cuộc biểu tình được xem là nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại nước này. Ước tính, hàng trăm người cũng đã bị thương trong các cuộc xung đột những ngày qua.
Trong khi đó, tại thành phố Istanbul, những người biểu tình đã đốt phá nhiều ôtô, ném gạch đá và một số vũ khí tự chế vào cảnh sát chống bạo động, buộc lực lượng này phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông trước văn phòng Thủ tướng Erdogan và gần sân vận động Besiktas.
Tại Quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố, nơi được coi là tâm điểm của cuộc biểu tình, hàng nghìn người vẫn tập trung, mang theo nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ phản đối chính sách của chính phủ, yêu cầu ông Erdogan từ chức.
Trước đó, cảnh sát cũng phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để giải tán cuộc biểu tình đang tìm cách xông vào tòa nhà chính phủ tại thủ đô Ankara, nơi các biện pháp an ninh đã được tăng cường lên mức tối đa.
Cũng trong ngày 3/6, tại lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở New York (Mỹ), hàng trăm người Thổ Nhĩ Kỳ đã tụ tập bên ngoài cơ quan ngoại giao này, bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình trong nước, yêu cầu Thủ tướng Erdogan từ chức.
Cùng ngày, Mỹ đã bày tỏ lo ngại trước tình hình bạo lực gia tăng tại Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt việc cảnh sát dùng vũ lực "quá mức" để trấn áp người biểu tình.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ba Lan, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi chính phủ và người biểu ở Thổ Nhĩ Kỳ tình tránh xung đột và các bên kiềm chế đến mức đối đa.
Cuộc biểu tình vì môi trường phản đối kế hoạch phá một công viên ở dọc quảng trường Taksim để xây dựng trung tâm thương mại biến thành làn sóng phản đối đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền gay gắt nhất kể từ khi đảng này lên nắm quyền năm 2002, sau khi cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/5 đã sử dụng vũ lực "quá mức" trấn áp những người biểu tình.
Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Erdogan tuyên bố kiên quyết tiến hành đến cùng dự án gây tranh cãi nói trên, cùng với việc AKP thông qua luật cấm bán và quảng cáo đồ uống có cồn, khiến tâm lý chống chính phủ gia tăng trên cả nước, đặc biệt là trong giới trẻ.
Theo các nhà phân tích, ông Erdogan đang phải đối mặt với những thách thức hết sức khó khăn khi vừa giải quyết tình hình trong nước vừa phải đối phó với tình trạng bạo lực và làn sóng người tị nạn từ quốc gia láng giềng Syria sang nước này./.
Tuyên bố của ông Erdogan khiến cho làn sóng tức giận trong dân chúng càng dâng cao.
Đài truyền hình NTV đưa tin một thanh niên, 22 tuổi, đã chết tại bệnh viện ngày 3/6 sau khi bị trúng đạn trong cuộc biểu tình chống chính phủ tại tỉnh Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là người thứ hai thiệt mạng trong các cuộc biểu tình được xem là nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại nước này. Ước tính, hàng trăm người cũng đã bị thương trong các cuộc xung đột những ngày qua.
Trong khi đó, tại thành phố Istanbul, những người biểu tình đã đốt phá nhiều ôtô, ném gạch đá và một số vũ khí tự chế vào cảnh sát chống bạo động, buộc lực lượng này phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông trước văn phòng Thủ tướng Erdogan và gần sân vận động Besiktas.
Tại Quảng trường Taksim ở trung tâm thành phố, nơi được coi là tâm điểm của cuộc biểu tình, hàng nghìn người vẫn tập trung, mang theo nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ phản đối chính sách của chính phủ, yêu cầu ông Erdogan từ chức.
Trước đó, cảnh sát cũng phải dùng đến hơi cay và vòi rồng để giải tán cuộc biểu tình đang tìm cách xông vào tòa nhà chính phủ tại thủ đô Ankara, nơi các biện pháp an ninh đã được tăng cường lên mức tối đa.
Cũng trong ngày 3/6, tại lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở New York (Mỹ), hàng trăm người Thổ Nhĩ Kỳ đã tụ tập bên ngoài cơ quan ngoại giao này, bày tỏ tình đoàn kết với những người biểu tình trong nước, yêu cầu Thủ tướng Erdogan từ chức.
Cùng ngày, Mỹ đã bày tỏ lo ngại trước tình hình bạo lực gia tăng tại Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt việc cảnh sát dùng vũ lực "quá mức" để trấn áp người biểu tình.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ba Lan, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi chính phủ và người biểu ở Thổ Nhĩ Kỳ tình tránh xung đột và các bên kiềm chế đến mức đối đa.
Cuộc biểu tình vì môi trường phản đối kế hoạch phá một công viên ở dọc quảng trường Taksim để xây dựng trung tâm thương mại biến thành làn sóng phản đối đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền gay gắt nhất kể từ khi đảng này lên nắm quyền năm 2002, sau khi cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 31/5 đã sử dụng vũ lực "quá mức" trấn áp những người biểu tình.
Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Erdogan tuyên bố kiên quyết tiến hành đến cùng dự án gây tranh cãi nói trên, cùng với việc AKP thông qua luật cấm bán và quảng cáo đồ uống có cồn, khiến tâm lý chống chính phủ gia tăng trên cả nước, đặc biệt là trong giới trẻ.
Theo các nhà phân tích, ông Erdogan đang phải đối mặt với những thách thức hết sức khó khăn khi vừa giải quyết tình hình trong nước vừa phải đối phó với tình trạng bạo lực và làn sóng người tị nạn từ quốc gia láng giềng Syria sang nước này./.
(TTXVN)