Ngày 28/12, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ mạnh tay hơn nếu Thượng viện Pháp thông qua dự luật cho phép kết án tù giam và phạt tiền đối với hành vi phủ nhận vụ Đế chế Ottoman, tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, tàn sát người Armenia trong giai đoạn 1915-1916 là tội ác diệt chủng.
Thông báo của Hội đồng An ninh Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nói rõ Ankara đã thực hiện một số biện pháp sau khi Hạ viện Pháp thông qua dự luật nói trên và các biện pháp tiếp theo sẽ được công bố tùy thuộc vào động thái từ phía Thượng viện Pháp.
Nếu Thượng viện Pháp thông qua dự luật này thì Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bày tỏ thái độ phản đối dưới bất kỳ hình thức nào. Thông báo kêu gọi Paris từ bỏ quyết định mà phía Ankara coi là "sai lầm" này.
Ngày 22/12, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ quan hệ hợp tác về chính trị và quân sự với Pháp sau khi Hạ viện Pháp thông qua dự luật liên quan đến vụ tàn sát người Armenia.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan chỉ trích dự luật nói trên là "hành động chính trị có tính chất phân biệt chủng tộc và bài ngoại".
Pháp, quốc gia có nhiều người gốc Armenia sinh sống, từ năm 2001 đã chính thức công nhận vụ thảm sát trên là "tội ác diệt chủng."
Trước đó, Quốc hội Mỹ và Thụy Điển cũng thông qua nghị quyết quy kết vụ thảm sát này là "tội ác diệt chủng."
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối từ "diệt chủng" với lý do chỉ có từ 300.000 đến 500.000 người Armenia bị giết hại, chứ không phải hơn 1,5 triệu người bị thảm sát hay lưu đày theo cáo buộc của Armenia, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng hứng chịu nhiều thương vong và rối loạn chính trị do cuộc xung đột này./.
Thông báo của Hội đồng An ninh Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ nói rõ Ankara đã thực hiện một số biện pháp sau khi Hạ viện Pháp thông qua dự luật nói trên và các biện pháp tiếp theo sẽ được công bố tùy thuộc vào động thái từ phía Thượng viện Pháp.
Nếu Thượng viện Pháp thông qua dự luật này thì Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bày tỏ thái độ phản đối dưới bất kỳ hình thức nào. Thông báo kêu gọi Paris từ bỏ quyết định mà phía Ankara coi là "sai lầm" này.
Ngày 22/12, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ quan hệ hợp tác về chính trị và quân sự với Pháp sau khi Hạ viện Pháp thông qua dự luật liên quan đến vụ tàn sát người Armenia.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan chỉ trích dự luật nói trên là "hành động chính trị có tính chất phân biệt chủng tộc và bài ngoại".
Pháp, quốc gia có nhiều người gốc Armenia sinh sống, từ năm 2001 đã chính thức công nhận vụ thảm sát trên là "tội ác diệt chủng."
Trước đó, Quốc hội Mỹ và Thụy Điển cũng thông qua nghị quyết quy kết vụ thảm sát này là "tội ác diệt chủng."
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối từ "diệt chủng" với lý do chỉ có từ 300.000 đến 500.000 người Armenia bị giết hại, chứ không phải hơn 1,5 triệu người bị thảm sát hay lưu đày theo cáo buộc của Armenia, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng hứng chịu nhiều thương vong và rối loạn chính trị do cuộc xung đột này./.
(TTXVN/Vietnam+)