Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ song phương tiếp tục được củng cố và mởrộng, đặc biệt trong 7 lĩnh vực ưu tiên nêu trong Tuyên bố chung về Đối tácchiến lược. Việt Nam khẳng định tiếp tục tích cực và chủ động triển khai chínhsách hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, trong đó việc nâng cấp quan hệ vớiAnh lên Đối tác chiến lược là một thành tố quan trọng. Anh hoan nghênh chínhsách đối ngoại của Việt Nam và khẳng định cam kết tiếp tục mở rộng và làm sâusắc quan hệ với Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung.Anh nhấn mạnh cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vấn đề quản trị tốt, tráchnhiệm giải trình, minh bạch và quyền con người. Để tăng cường hơn nữa quan hệĐối tác chiến lược giữa hai nước, Anh hoan nghênh chuyến thăm chính thức Anh củaChủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng vào tháng 12/2011. Việt Nam nhắc lạilời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mời Thủ tướng Anh David Cameron thăm chínhthức Việt Nam.
Về an ninh khu vực, Quốc Vụ khanh Jeremy Browne khẳng định vai trò ngàycàng quan trọng của ASEAN và các cơ chế khu vực do ASEAN chủ đạo; đánh giá caovai trò của Việt Nam trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch ASEAN năm 2010; bày tỏ mongmuốn của Anh tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của ASEAN. Việt Nam hoannghênh mong muốn nêu trên của Anh và ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) đóng vai tròtích cực hơn tại khu vực. Hai bên cũng thảo luận về tình hình Biển Đông; chorằng việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, và tự do hàng hải ở Biển Đông làlợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Anh bày tỏ quan ngại trước những căng thẳngtại huyết mạch giao thương quốc tế quan trọng này; hy vọng các bên liên quangiải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp vớiluật pháp quốc tế. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cáchứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, vàkhuyến khích các bên đạt được một thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử (COC). Hai bêncũng thảo luận vấn đề chuyển dịch địa chính trị về sức mạnh kinh tế và an ninh.
Về quốc phòng, hai bên chia sẻ quan điểm và quan ngại về các xung đột đangdiễn ra và các mối đe dọa đang nổi lên; thảo luận các giải pháp quốc tế và đaphương liên quan, cũng như các biện pháp tăng cường hợp tác giữa hai nước nhằmgiảm thiểu các mối đe dọa trên. Anh hoan nghênh đóng góp tiềm năng trong tươnglai của Việt Nam đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Vềquan hệ song phương, hai bên mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốcphòng, trong đó có việc trao đổi thường xuyên đoàn các cấp và ký Bản ghi nhớ vềhợp tác quốc phòng.
Hai bên cũng thảo luận vấn đề chống phổ biến, an ninh hạt nhân và cácthách thức an ninh phi truyền thống. Hai bên khẳng định việc chống phổ biến vũkhí hủy diệt hàng loạt có ý nghĩa quan trọng đối với hòa bình và an ninh toàncầu. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được những tiến bộ cụ thểtrong lĩnh vực giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến, nhằm hoàn thành cáccam kết nêu trong Chương trình hành động 2010 về không phổ biến hạn nhân, hướngtới mục tiêu chung dài hạn thế giới không vũ khí hạt nhân. Hai bên tái khẳngđịnh tầm quan trọng ngăn chặn không để các công nghệ và nhiên liệu hạt nhân rơivào tay khủng bố. Việt Nam và Anh nhất trí hợp tác trong các sáng kiến quốc tếnhư Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân và Sáng kiến Toàn cầu về Chốngkhủng bố hạt nhân. Việt Nam thông báo các thủ tục nội bộ để ký và phê chuẩn Côngước được sửa đổi về Bảo vệ các vật liệu hạt nhân. Anh cam kết hợp tác với ViệtNam phát triển năng lực hạt nhân dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng pháttriển năng lượng sạch phục vụ nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.
Về vấn đề tội phạm quốc tế có tổ chức và chống khủng bố, hai bên khẳngđịnh cam kết hợp tác đối phó với các mối đe dọa toàn cầu này. Anh hoan nghênhViệt Nam tham gia Hội nghị quốc tế về An ninh mạng sẽ diễn ra tại London vàotháng 11/2011. Hai bên đã thảo luận về các loại tội phạm quốc tế có tổ chức vàhoan nghênh hợp tác song phương hiện có trong lĩnh vực buôn bán người và rửatiền; mong muốn ký Bản ghi nhớ về trao đổi thông tin xuất nhập cảnh. Việt Nam vàAnh cũng trao đổi về Công ước của Liên Hợp Quốc về Chống tội phạm có tổ chứcxuyên quốc gia và các Nghị định thư Palermo về buôn bán và vận chuyển người tráiphép. Kết thúc đối thoại, hai bên nhất trí An ninh và Quốc phòng là các trụ cộtquan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược và sẽ tăng cường đối thoại trong thờigian tới trên tinh thần của Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược Việt Nam-Anh./.