Ngày 21/9, tại thành phố Pleiku (Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên.
Hội nghị tập trung thảo luận và đề ra các giải pháp phù hợp, đồng bộ đảm bảo giữ tốt vốn rừng trong thời gian tới.
Năm giải pháp được các đại biểu thống nhất cao là tăng cường quản lý Nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương; quản lý lâm trường quốc doanh và công ty lâm nghiệp; quản lý khai thác rừng; quản lý các cơ sở chế biến gỗ và nghiên cứu chính sách khôi phục-phát triển lâm nghiệp.
Từ các giải pháp trên, các địa phương sẽ nghiêm túc thực hiện việc dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích phi lâm nghiệp, nhất là khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở khu vực Tây Nguyên; tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo hướng bảo vệ chặt chẽ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; diện tích đất quy hoạch phòng hộ chưa có rừng ở những nơi chưa thật sự xung yếu thì chuyển sang phát triển rừng sản xuất gắn với giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ.
Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư xây dựng dự án, không để tạo tra "điểm nóng" khiếu kiện đông người.
Từ năm 2013, các tỉnh tạm dừng kế hoạch khai thác gỗ tự nhiên của 49 lâm trường, công ty lâm nghiệp, chỉ cho phép tiến hành khai thác ở 7 công ty đang thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; tiến hành rà soát và quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở chế biến gỗ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc địa điểm chế biến gỗ không phù hợp với quy hoạch trên từng địa bàn.
Từ nhiều năm nay, các địa phương ở khu vực Tây Nguyên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, dẫn đến thực trạng tài nguyên rừng có chiều hướng suy thoái dần, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội ở từng địa phương.
Theo báo cáo của các tỉnh, từ năm 2007-2011, diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên đã bị mất khoảng 130.000ha, trong đó rừng tự nhiên mất hơn 100.000ha và rừng trồng giảm 22.000ha.
Hiện tổng diện tích tự nhiên toàn khu vực còn chưa đến 5,5 triệu ha, diện tích rừng để tính độ che phủ là 2,8 triệu ha (tương ứng 51,3%), rừng có trữ lượng gần 1,8 triệu ha. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tình trạng xâm lấn, khai thác, chặt phá rừng trái phép diễn ra khá phổ biến./.
Hội nghị tập trung thảo luận và đề ra các giải pháp phù hợp, đồng bộ đảm bảo giữ tốt vốn rừng trong thời gian tới.
Năm giải pháp được các đại biểu thống nhất cao là tăng cường quản lý Nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương; quản lý lâm trường quốc doanh và công ty lâm nghiệp; quản lý khai thác rừng; quản lý các cơ sở chế biến gỗ và nghiên cứu chính sách khôi phục-phát triển lâm nghiệp.
Từ các giải pháp trên, các địa phương sẽ nghiêm túc thực hiện việc dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích phi lâm nghiệp, nhất là khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở khu vực Tây Nguyên; tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo hướng bảo vệ chặt chẽ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; diện tích đất quy hoạch phòng hộ chưa có rừng ở những nơi chưa thật sự xung yếu thì chuyển sang phát triển rừng sản xuất gắn với giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ.
Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa người dân tại chỗ với các chủ rừng, chủ đầu tư xây dựng dự án, không để tạo tra "điểm nóng" khiếu kiện đông người.
Từ năm 2013, các tỉnh tạm dừng kế hoạch khai thác gỗ tự nhiên của 49 lâm trường, công ty lâm nghiệp, chỉ cho phép tiến hành khai thác ở 7 công ty đang thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; tiến hành rà soát và quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở chế biến gỗ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc địa điểm chế biến gỗ không phù hợp với quy hoạch trên từng địa bàn.
Từ nhiều năm nay, các địa phương ở khu vực Tây Nguyên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, dẫn đến thực trạng tài nguyên rừng có chiều hướng suy thoái dần, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội ở từng địa phương.
Theo báo cáo của các tỉnh, từ năm 2007-2011, diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên đã bị mất khoảng 130.000ha, trong đó rừng tự nhiên mất hơn 100.000ha và rừng trồng giảm 22.000ha.
Hiện tổng diện tích tự nhiên toàn khu vực còn chưa đến 5,5 triệu ha, diện tích rừng để tính độ che phủ là 2,8 triệu ha (tương ứng 51,3%), rừng có trữ lượng gần 1,8 triệu ha. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tình trạng xâm lấn, khai thác, chặt phá rừng trái phép diễn ra khá phổ biến./.
Văn Thông (TTXVN)