Hội nghị lần thứ 9 Các bên tham gia Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone (COP-9) và Hội nghị lần thứ 23 Các bên tham gia Nghị định thư Montreal (MOP-23) đã diễn ra trong các ngày 21-25/11 tại Bali, Indonesia.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Indonesia Barthalzar Kambuaya đánh giá cao kết quả hội nghị, với việc các bên tham gia đạt được nhất trí về một số thỏa thuận bảo vệ tầng ozone, đồng thời thông qua Tuyên bố Bali về bảo vệ tầng ozone.
Tuyên bố Bali khuyến khích tất cả các nước sử dụng các chất thay thế có tiềm năng thấp hơn đối với việc làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu, bằng cách giảm dần hoặc loại bỏ sử dụng các hóa chất gây tổn hại đến tầng ozone, chẳng hạn như hydroflourocarbon (HFC).
Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả các nước tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng các chất thay thế trên các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, sức khỏe và an toàn, đồng thời kêu gọi các nước phát triển cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, bao gồm cả chuyển giao công nghệ, cho các nước đang cố gắng chuyển sang sử dụng các chất thay thế.
Hội nghị COP/MOP - với sự tham gia của trên 800 đại biểu đến từ các nước, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác - đã tập trung thảo luận về việc bổ sung các quỹ đa phương, sự cần thiết phải kiểm tra hợp chất methyl bromide trước khi xuất hàng và làm giảm tính bền vững của các chất phá hủy tầng ozone.
Một trong những chủ đề nóng tại hội nghị là đề xuất của Canada, Mexico, Mỹ và Liên bang các tiểu bang Micronesia về việc sửa đổi Nghị định thư Montreal liên quan đến điều khoản giảm tiêu thụ HFC - loại hóa chất tuy không phá hủy tầng ozone, nhưng có tiềm năng làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu, và không bị đưa vào diện kiểm soát trong Nghị định thư Kyoto./.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Bộ trưởng Môi trường Indonesia Barthalzar Kambuaya đánh giá cao kết quả hội nghị, với việc các bên tham gia đạt được nhất trí về một số thỏa thuận bảo vệ tầng ozone, đồng thời thông qua Tuyên bố Bali về bảo vệ tầng ozone.
Tuyên bố Bali khuyến khích tất cả các nước sử dụng các chất thay thế có tiềm năng thấp hơn đối với việc làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu, bằng cách giảm dần hoặc loại bỏ sử dụng các hóa chất gây tổn hại đến tầng ozone, chẳng hạn như hydroflourocarbon (HFC).
Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả các nước tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng các chất thay thế trên các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, sức khỏe và an toàn, đồng thời kêu gọi các nước phát triển cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, bao gồm cả chuyển giao công nghệ, cho các nước đang cố gắng chuyển sang sử dụng các chất thay thế.
Hội nghị COP/MOP - với sự tham gia của trên 800 đại biểu đến từ các nước, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác - đã tập trung thảo luận về việc bổ sung các quỹ đa phương, sự cần thiết phải kiểm tra hợp chất methyl bromide trước khi xuất hàng và làm giảm tính bền vững của các chất phá hủy tầng ozone.
Một trong những chủ đề nóng tại hội nghị là đề xuất của Canada, Mexico, Mỹ và Liên bang các tiểu bang Micronesia về việc sửa đổi Nghị định thư Montreal liên quan đến điều khoản giảm tiêu thụ HFC - loại hóa chất tuy không phá hủy tầng ozone, nhưng có tiềm năng làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu, và không bị đưa vào diện kiểm soát trong Nghị định thư Kyoto./.
(TTXVN/Vietnam+)