Sau hơn 3 năm thi công, ngày 9/1, Ủy ban Nhân dân hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương đã phối hợp tổ chức lễ thông xe cầu Hiệp nối liền hai tỉnh Hải Dương và Thái Bình.
Cầu Hiệp có mức đầu tư hơn 292 tỷ đồng (phần cầu do nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, đường dẫn 2 đầu cầu do ngân sách địa phương hai tỉnh đảm nhiệm). Cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực với tải trọng thiết kế HL93, chiều dài 542,5m, rộng 12m, đường đi bộ bố trí cùng mức mặt đường xe chạy.
Kết cấu phần trên gồm 2 phần: cầu chính là dầm khung liên tục hộp dài 215m và 8 nhịp dẫn dài 316m; nhịp giữa là khoang thông thuyền có chiều dài kết cấu nhịp 100m. Kết cấu phần dưới gồm 10 trụ và 2 mố sử dụng móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5-2m. Cầu Hiệp đạt tiêu chuẩn cầu đường bộ cấp 1, đường hai đầu cầu đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng.
Cầu Hiệp được đưa vào sử dụng sẽ thay thế cho bến phà hiện tại, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương. Đồng thời nối tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Thái Bình với các tỉnh lân cận, góp phần quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội không chỉ của riêng Thái Bình mà của cả các tỉnh trong khu vực./.
Cầu Hiệp có mức đầu tư hơn 292 tỷ đồng (phần cầu do nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, đường dẫn 2 đầu cầu do ngân sách địa phương hai tỉnh đảm nhiệm). Cầu được xây dựng vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực với tải trọng thiết kế HL93, chiều dài 542,5m, rộng 12m, đường đi bộ bố trí cùng mức mặt đường xe chạy.
Kết cấu phần trên gồm 2 phần: cầu chính là dầm khung liên tục hộp dài 215m và 8 nhịp dẫn dài 316m; nhịp giữa là khoang thông thuyền có chiều dài kết cấu nhịp 100m. Kết cấu phần dưới gồm 10 trụ và 2 mố sử dụng móng cọc khoan nhồi đường kính 1,5-2m. Cầu Hiệp đạt tiêu chuẩn cầu đường bộ cấp 1, đường hai đầu cầu đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng.
Cầu Hiệp được đưa vào sử dụng sẽ thay thế cho bến phà hiện tại, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông, đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân hai tỉnh Thái Bình và Hải Dương. Đồng thời nối tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và các tỉnh phía Bắc, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Thái Bình với các tỉnh lân cận, góp phần quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội không chỉ của riêng Thái Bình mà của cả các tỉnh trong khu vực./.
Lê Sơn (TTXVN/Vietnam+)