Đợt bão cát nghiêm trọng xảy ra tại khu vực phía Bắc Trung Quốc mấy ngày trước đây đã lan tới thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).
Sáng 20/3, toàn thành phố bị che phủ bởi màu vàng của cát, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi cát và tầm nhìn bị hạn chế.
Những chiếc ôtô đỗ ngoài phố bị phủ đầy bụi cát và gió lớn đã đẩy cát bụi len lỏi vào các tòa nhà dân cư.
Chính quyền thành phố đã cảnh báo ô nhiễm ở mức độ thứ 5, mức độ rất ít khi được sử dụng, và khuyến cáo người dân hạn chế ra đường do không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chỉ số ô nhiễm không khí trong thành phố vượt 300, mức nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Đây là đợt bão cát tồi tệ nhất xảy ra ở Bắc Kinh trong vòng mấy năm lại đây, nguyên nhân do hạn hán ở miền Bắc và khu vực Nội Mông đẩy một lượng cát khổng lồ "tấn công" thủ đô.
Trước khi tràn tới Bắc Kinh, đợt bão cát này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân tại khu vực Tây Bắc Trung Quốc gồm các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và các khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ và Nội Mông.
Trong khi đó, tình trạng hạn hán tồi tệ tiếp tục kéo dài tại khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Ngày 19/3, Ủy ban cứu trợ thiên tai quốc gia Trung Quốc cho biết hạn hán đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 51 triệu người dân, trong đó hơn 16 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.
Hạn hán khiến khoảng 11 triệu đầu gia súc thiếu nước uống và hơn 4,3 triệu ha đất trồng không có nước tưới khiến gần 1 triệu ha cây lương thực có nguy cơ mất trắng.
Từ đầu mùa Thu năm ngoái, lượng mưa tại khu vực Tây Nam Trung Quốc gồm các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Quý Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và thành phố Trùng Khánh giảm chỉ còn một nửa so với các năm trước đây khiến các hồ chứa và sông ngòi bị cạn kiệt nước.
Chính phủ Trung ương đã chi trên 370 triệu Nhân dân tệ (gần 55 triệu USD) hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Hơn 4.000 binh sĩ quân đội đã được cử xuống các vùng bị hạn hán nghiêm trọng giúp đỡ người dân chống hạn.
Theo Cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc, tại khu vực Tây Nam Trung Quốc vẫn sẽ chưa có mưa trong 10 ngày tới./.
Sáng 20/3, toàn thành phố bị che phủ bởi màu vàng của cát, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi cát và tầm nhìn bị hạn chế.
Những chiếc ôtô đỗ ngoài phố bị phủ đầy bụi cát và gió lớn đã đẩy cát bụi len lỏi vào các tòa nhà dân cư.
Chính quyền thành phố đã cảnh báo ô nhiễm ở mức độ thứ 5, mức độ rất ít khi được sử dụng, và khuyến cáo người dân hạn chế ra đường do không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chỉ số ô nhiễm không khí trong thành phố vượt 300, mức nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Đây là đợt bão cát tồi tệ nhất xảy ra ở Bắc Kinh trong vòng mấy năm lại đây, nguyên nhân do hạn hán ở miền Bắc và khu vực Nội Mông đẩy một lượng cát khổng lồ "tấn công" thủ đô.
Trước khi tràn tới Bắc Kinh, đợt bão cát này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân tại khu vực Tây Bắc Trung Quốc gồm các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và các khu tự trị Tân Cương, Ninh Hạ và Nội Mông.
Trong khi đó, tình trạng hạn hán tồi tệ tiếp tục kéo dài tại khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Ngày 19/3, Ủy ban cứu trợ thiên tai quốc gia Trung Quốc cho biết hạn hán đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 51 triệu người dân, trong đó hơn 16 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.
Hạn hán khiến khoảng 11 triệu đầu gia súc thiếu nước uống và hơn 4,3 triệu ha đất trồng không có nước tưới khiến gần 1 triệu ha cây lương thực có nguy cơ mất trắng.
Từ đầu mùa Thu năm ngoái, lượng mưa tại khu vực Tây Nam Trung Quốc gồm các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Quý Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và thành phố Trùng Khánh giảm chỉ còn một nửa so với các năm trước đây khiến các hồ chứa và sông ngòi bị cạn kiệt nước.
Chính phủ Trung ương đã chi trên 370 triệu Nhân dân tệ (gần 55 triệu USD) hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Hơn 4.000 binh sĩ quân đội đã được cử xuống các vùng bị hạn hán nghiêm trọng giúp đỡ người dân chống hạn.
Theo Cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc, tại khu vực Tây Nam Trung Quốc vẫn sẽ chưa có mưa trong 10 ngày tới./.
(TTXVN/Vietnam+)