Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là sự kiện trọng đại nghìn năm có một, là niềm tự hào lớn không chỉ đối với người Hà Nội mà còn của mọi người Việt Nam.
Đường phố Hà Nội trong 10 ngày Đại lễ càng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Đi đến đâu cũng bắt gặp những nét mặt hồ hởi, náo nức của người dân cho dù việc di chuyển trong thành phố những ngày này đôi khi không dễ dàng, bởi lượng người từ khắp nơi đổ về rất nhiều.
Vào các buổi tối, những tuyến phố chính của Hà Nội đều chật kín người đi thưởng ngoạn vẻ đẹp của thành phố 1.000 năm tuổi, lộng lẫy bởi cờ, hoa và đèn, nến lung linh.
“Mọi người ở tỉnh xa phải đi ôtô hoặc máy bay đến Hà Nội để tham quan dịp này, trong khi mình ở ngay Hà Nội mà không tranh thủ đi chơi thì tiếc lắm,” anh Nguyễn An Long ở phường Bưởi, quận Tây Hồ bộc bạch. Anh đang cùng vợ con đi chơi ở đường Điện Biên Phủ - con đường lộng lẫy nhất Hà Nội dịp Đại lễ.
Đó không phải là suy nghĩ của riêng anh Long mà rất nhiều người dân Hà Nội khác cũng đều muốn được đắm mình vào không khí náo nức đánh dấu 1.000 năm tuổi của Thủ đô.
Trong dịp Đại lễ, bất kể giờ hành chính hay giờ tan tầm, đường phố Hà Nội lúc nào cũng tấp nập, thậm chí tắc nghẽn. Cao điểm là vào cuối mỗi buổi chiều và các buổi tối, sau một ngày làm việc, mọi người dân Hà Nội và khách du lịch cùng đổ ra đường để vui chơi và thưởng ngoạn.
Những địa điểm như hồ Hoàn Kiếm, khu vực Quảng trường Ba Đình, đường Điện Biên Phủ, công viên LêNin, phố Tràng Tiền… luôn đông nghẹt người. Những người lớn tuổi thì thả bộ thong dong, ngắm đường phố và trò chuyện. Trẻ nhỏ thì tung tăng chạy nhảy, chơi đùa quanh bố mẹ. Các nam thanh nữ tú thì thích tạo dáng trước những bồn hoa, bức phù điêu hay những dãy đèn đủ màu sắc để chụp ảnh
Sinh viên Hoàng Thu Thảo, Đại học Kinh tế Quốc dân, ríu rít chia sẻ: “Hà Nội những ngày này đẹp thật chị ạ. Từ khi khai mạc Đại lễ, bọn em thường xuyên rủ nhau đi chơi, vừa thăm thú, vừa chụp ảnh.”
Hồ Hoàn Kiếm vào buổi tối giống như một bức tranh rực rỡ sắc màu, luôn là điểm đến hấp dẫn của mọi người.
Những ngày qua, để hạn chế tắc nghẽn giao thông, quận Hoàn Kiếm đã huy động toàn bộ lực lượng làm hàng rào ngăn các phương tiện giao thông để dành khoảng không cho người đi bộ quanh hồ. Vậy mà, con đường ven hồ luôn chật cứng người đi lại.
Đôi chỗ, các thanh niên còn hoạt náo bằng cách rồng rắn xếp hàng vừa chạy vừa hò vang khiến không khí ngày hội càng thêm phần náo nhiệt.
Ở các tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm như Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ… có thể nhận thấy các dịch vụ cổ động cho Đại lễ không kém phần sôi nổi. Áo phông in chữ "Tôi yêu Hà Nội" đủ các kích cỡ khác nhau, băngđô buộc đầu in chữ "Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội," rồi đềcan hình cờ đỏ sao vàng để dán vào má hay trán… được treo bán la liệt.
Nhiều người không ngại ngần bỏ ra vài chục nghìn thậm chí hơn một trăm nghìn để sở hữu những đềcan, băngđô, áo phông về Đại lễ và thể hiện tình yêu với Hà Nội.
Mặc dù đường phố đi lại khó khăn nhưng mọi người vẫn không ngừng đổ ra đường vì không ai muốn bỏ lỡ không khí tưng bừng ngày Đại lễ./.
Đường phố Hà Nội trong 10 ngày Đại lễ càng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Đi đến đâu cũng bắt gặp những nét mặt hồ hởi, náo nức của người dân cho dù việc di chuyển trong thành phố những ngày này đôi khi không dễ dàng, bởi lượng người từ khắp nơi đổ về rất nhiều.
Vào các buổi tối, những tuyến phố chính của Hà Nội đều chật kín người đi thưởng ngoạn vẻ đẹp của thành phố 1.000 năm tuổi, lộng lẫy bởi cờ, hoa và đèn, nến lung linh.
“Mọi người ở tỉnh xa phải đi ôtô hoặc máy bay đến Hà Nội để tham quan dịp này, trong khi mình ở ngay Hà Nội mà không tranh thủ đi chơi thì tiếc lắm,” anh Nguyễn An Long ở phường Bưởi, quận Tây Hồ bộc bạch. Anh đang cùng vợ con đi chơi ở đường Điện Biên Phủ - con đường lộng lẫy nhất Hà Nội dịp Đại lễ.
Đó không phải là suy nghĩ của riêng anh Long mà rất nhiều người dân Hà Nội khác cũng đều muốn được đắm mình vào không khí náo nức đánh dấu 1.000 năm tuổi của Thủ đô.
Trong dịp Đại lễ, bất kể giờ hành chính hay giờ tan tầm, đường phố Hà Nội lúc nào cũng tấp nập, thậm chí tắc nghẽn. Cao điểm là vào cuối mỗi buổi chiều và các buổi tối, sau một ngày làm việc, mọi người dân Hà Nội và khách du lịch cùng đổ ra đường để vui chơi và thưởng ngoạn.
Những địa điểm như hồ Hoàn Kiếm, khu vực Quảng trường Ba Đình, đường Điện Biên Phủ, công viên LêNin, phố Tràng Tiền… luôn đông nghẹt người. Những người lớn tuổi thì thả bộ thong dong, ngắm đường phố và trò chuyện. Trẻ nhỏ thì tung tăng chạy nhảy, chơi đùa quanh bố mẹ. Các nam thanh nữ tú thì thích tạo dáng trước những bồn hoa, bức phù điêu hay những dãy đèn đủ màu sắc để chụp ảnh
Sinh viên Hoàng Thu Thảo, Đại học Kinh tế Quốc dân, ríu rít chia sẻ: “Hà Nội những ngày này đẹp thật chị ạ. Từ khi khai mạc Đại lễ, bọn em thường xuyên rủ nhau đi chơi, vừa thăm thú, vừa chụp ảnh.”
Hồ Hoàn Kiếm vào buổi tối giống như một bức tranh rực rỡ sắc màu, luôn là điểm đến hấp dẫn của mọi người.
Những ngày qua, để hạn chế tắc nghẽn giao thông, quận Hoàn Kiếm đã huy động toàn bộ lực lượng làm hàng rào ngăn các phương tiện giao thông để dành khoảng không cho người đi bộ quanh hồ. Vậy mà, con đường ven hồ luôn chật cứng người đi lại.
Đôi chỗ, các thanh niên còn hoạt náo bằng cách rồng rắn xếp hàng vừa chạy vừa hò vang khiến không khí ngày hội càng thêm phần náo nhiệt.
Ở các tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm như Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ… có thể nhận thấy các dịch vụ cổ động cho Đại lễ không kém phần sôi nổi. Áo phông in chữ "Tôi yêu Hà Nội" đủ các kích cỡ khác nhau, băngđô buộc đầu in chữ "Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội," rồi đềcan hình cờ đỏ sao vàng để dán vào má hay trán… được treo bán la liệt.
Nhiều người không ngại ngần bỏ ra vài chục nghìn thậm chí hơn một trăm nghìn để sở hữu những đềcan, băngđô, áo phông về Đại lễ và thể hiện tình yêu với Hà Nội.
Mặc dù đường phố đi lại khó khăn nhưng mọi người vẫn không ngừng đổ ra đường vì không ai muốn bỏ lỡ không khí tưng bừng ngày Đại lễ./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)