Năm 2012 là một năm đầy bất ổn đối với nền kinh tế thế giới khi một số nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng và hầu hết các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, đều phải đối mặt nguy cơ suy giảm tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, hầu hết các nước đều đã nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy kinh tế.
Với rất nhiều nhân tố hỗ trợ, nhiều nhà phân tích từng dự đoán năm 2012 sẽ là một năm hoàng kim nữa đối với vàng. Tuy nhiên, giá kim loại quý này đã không tăng mạnh như kỳ vọng. Thậm chí, mức độ tăng giá của vàng còn thấp hơn nhiều so với mức độ tăng giá của bạc. Mặc dù vậy, đa số các nhà phân tích vẫn cho rằng triển vọng tăng giá của vàng và bạc trong năm 2013 tới là tương đối tích cực.
Bạc “lấp lánh” hơn vàng
Sau khi đạt mức cao kỷ lục của mọi thời đại (1.900,03 USD/ounce) vào cuối tháng 8/2011, đầu năm 2012, giá vàng thế giới đã liên tục giảm, thậm chí có lúc chỉ còn 1537,50 USD/ounce (ngày 16/5/2012).
Vào giữa tháng 5/2012, giá vàng đã bắt đầu tăng trở lại nhờ sự phục hồi của đồng euro, nhất là từ sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8) ở bang Maryland (Mỹ).
Sau đó, giá vàng lại quay đầu giảm nhẹ do các nhà đầu tư lo ngại về những bất ổn trong hệ thống ngân hàng ở Tây Ban Nha cùng với những khó khăn kinh tế của Pháp và tâm lý chờ đợi thông tin từ Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngày 1/6, giá kim loại quý này đã bất ngờ đảo chiều và vượt qua ngưỡng kháng cự 1.600 USD/ounce do hàng loạt thông tin kinh tế đầy tiêu cực phát đi từ hai đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Sau đó, giá vàng tiếp tục biến động theo chiều hướng lên và đạt đỉnh 1.800 USD/ounce của năm vào tháng 10. Từ đó đến nay, giá vàng đã biến động theo chiều hướng giảm. Mặc dù vậy, vào thời điểm kết thúc năm 2012, giá vàng vẫn tăng gần 3% so với thời điểm cuối năm ngoái.
Cũng giống như vàng, giá bạc cũng đã giảm mạnh kể từ sau đợt tăng giá đầy ấn tượng trong nửa đầu của năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, bạc có mức tăng giá ấn tượng hơn vàng (khoảng 6%).
Nhà phân tích Erica Rannestad của tập đoàn CPM Group nói bà rất ngạc nhiên về mức độ tăng giá của bạc bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế ở châu Âu, sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và sự phục hồi kinh tế chậm chạp ở Mỹ.
Theo các nhà phân tích, giá bạc thường có xu hướng tăng cao hơn so với giá vàng khi vàng tăng giá. Năm 2012 cũng không phải là một ngoại lệ.
Ông David Morgan, chuyên gia phân tích độc lập của mạng tin Silver-Investor.com nhận xét rằng, kể từ khi các kim loại quý bắt đầu tăng giá vào năm 2003, mức độ chênh lệch giữa giá trị của bạc và giá trị của vàng đã giảm mạnh theo hướng có lợi cho kim loại màu trắng. Ông nói: “Năm 2003, tỷ lệ này là 80:1 và năm nay, tỷ lệ này là 50:1.”
Kỳ vọng sẽ có sóng lớn
Theo dự báo của các chuyên gia phân tích, triển vọng tăng giá của vàng và bạc trong năm 2013 là tương đối tích cực. Nhân tố hỗ trợ mạnh nhất cho xu hướng này có thể là các gói nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Chuyên gia Brien Lundin, Biên tập viên của tờ Gold Newsletter nhận định, quyết định tung ra gói QE3 của FED cho thấy Mỹ sẽ in thêm USD để trả nợ và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục suốt cả năm 2013 và các năm sau đó. Ở châu Âu, “chúng ta sẽ chứng kiến ECB phải in thêm nhiều tiền để giải quyết vấn đề nợ công khổng lồ.”
Do các cơ quan quản lý tiền tệ của Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục in thêm tiền nên lượng cung tiền trên thị trường tăng và giá trị của đồng bạc xanh của Mỹ cũng như đồng euro của Eurozone sẽ giảm so với giá trị của các tài sản hữu hình như vàng và bạc. Và nếu điều đó xảy ra, các kim loại quý này có thể sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chuyên gia Brien Lundin, biên tập viên của tờ Gold Newsletter, cho rằng để xu hướng tăng giá ổn định, các thị trường cần phải “tránh những cuộc khủng hoảng tài chính và các thông tin kiểu như ngày tận thế giống như đã từng xảy ra trong năm 2012.” Và nếu giả định không có sự biến động bất thường trên các thị trường, giá vàng có thể vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce, trong khi giá bạc có thể tiếp cận ngưỡng 40 USD/ounce trong năm tới.
Và cũng giống như năm 2012, theo các chuyên gia phân tích, bạc sẽ vẫn tiếp tục “lấp lánh hơn” so với vàng trong năm tới. Bà Rannestad cho rằng đối với một số nhà đầu tư, bạc sẽ là phương tiện đầu tư thay thế rẻ hơn cho vàng. Các nhân tố hỗ trợ giá kim loại trắng này là tâm lý lo lắng kéo dài của nhà đầu tư trước tình hình kinh tế toàn cầu và các vấn đề nợ công trong những năm qua.
Cùng chung quan điểm đó, một số nhà phân tích khác nhận định nền kinh tế thế giới có thể sẽ phục hồi trong nửa cuối của năm 2013. Nếu điều đó xảy ra, nhu cầu của các ngành công nghiệp sẽ tăng và điều này sẽ có lợi cho bạc.
Ông Bart Melek, Giám đốc phụ trách chiến lược hàng hóa của Công ty Chứng khoán TD Securities, dự báo năm 2013 bạc vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá, chủ yếu do giá vàng sẽ tăng trong năm tới và một phần do nguy cơ thiếu hụt bạc vì nhu cầu của các ngành công nghiệp đối với kim loại trắng này tăng.
Nhà phân tích này cho rằng giá bạc có thể lên tới gần 44 USD/ounce khi giá kim loại trắng này đạt đỉnh vào cuối năm 2013 và năm tới, mức độ chênh lệch về giá trị giữa vàng và bạc sẽ giảm còn 44,3.
Chuyên gia Morgan thậm chí còn lạc quan hơn khi cho rằng giá bạc có thể phá ngưỡng 50 USD/ounce trong năm 2013. Hồi tháng 4/2011, giá bạc đã tiệm cận mức giá này nhưng sau đó, đường giá của kim loại quý này đã quay đầu đi xuống và bạc có lúc giảm còn 1/2 so với mức cao kỷ lục này.
Trong khi đó, ông Gijsbert Groenewegen, Giám đốc Công ty Silver Arrow Capital Management có trụ sở ở New York, nhận định giá bạc cần phải vượt qua ngưỡng kháng cự 35 đến 36 USD/ounce để có thể đạt mức 50 USD/ounce và đây chính là mức giá trần của kim loại màu trắng này.
Mặc dù vậy, các chuyên gia Groenewegen và Morgan đều cho rằng do thị trường bạc có quy mô nhỏ hơn so với thị trường vàng và có số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch ít hơn nên giá bạc thường biến động mạnh hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước tâm lý bầy đàn trên thị trường này.
Các dự báo khác về giá vàng trong năm 2013
Theo Barclays Capital, năm 2013, giá vàng bình quân sẽ vào khoảng 1.815 USD/ounce. Theo ngân hàng này, năm 2012, các quỹ ETF vẫn nắm giữ một khối lượng vàng gần ở mức cao kỷ lục. Điều này phản ánh sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn đối với kim loại quý này. Số lượng vàng bán ra tăng vào thời điểm cuối năm nhưng đây là hoạt động giảm vị thế dài hạn ròng của các nhà đầu tư ngắn hạn. Barclays Capital cho rằng hàng loạt các nhân tố xúc tác vĩ mô tích cực vẫn đang tồn tại có thể sẽ hỗ trợ xu hướng tăng giá của vàng.
Theo BNP Paribas, năm 2013, vàng có thể đạt mức cao kỷ lục do chính sách tiền tệ nới lỏng, nguy cơ tài sản giảm giá do sự sụp đổ của Eurozone và sự hỗ trợ hiện nay từ nhu cầu vàng vật chất. BNP Paribas dự báo giá vàng bình quân trong năm tới sẽ ở mức 1.865 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng bình quân trong năm 2014 có thể sẽ giảm còn 1.780 USD/ounce. Đây là lần đầu tiên giá vàng bình quân giảm trong 14 năm qua. Mức độ giảm giá của vàng sẽ hạn chế do vàng vẫn tiếp tục hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nhờ sự đa dạng hóa và nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư của chúng.
Theo Commerzbank, giá vàng có thể có lúc đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong năm 2013. Vào thời điểm cuối năm, giá kim loại quý này có thể đạt 1.950 USD/ounce. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ tăng do các ngân hàng trung ương hàng đầu vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ siêu lỏng trong năm 2013 nhằm vực dậy nền kinh tế và ổn định thị trường tài chính.
Do lo ngại về sức mua giảm vì lạm phát và cuộc đua giảm giá trị đồng tiền, các nhà đầu tư sẽ tăng cường đầu tư vào vàng như một phương tiện dự trữ an toàn. Tuy nhiên, làn gió ngược của năm 2012 - nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ đang yếu dần - có thể sẽ gia tăng trong năm tới. Những người mua vàng ở quốc gia Nam Á này sẽ quen dần với việc giá vàng tăng do thuế nhập khẩu vàng tăng và do đồng rupee yếu.
Theo CPM Group, trong bài bình luận vào giữa tháng 12/2012, công ty tư vấn này dự báo “xu hướng giảm giá” của hàng loạt hàng hóa trong năm 2013, trong đó có vàng, bạc, dầu thô và một số kim loại cơ bản khác. CPM Group tỏ ra lo ngại về sức khỏe của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Theo dự báo của CPM Group, giá vàng có thể sẽ giảm 1% so với mức giá bình quân trong năm 2012.
Theo Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư này cho rằng giá vàng bình quân trong năm 2013 vào khoảng 1.810 USD/ounce. Mức giá này có thể giảm còn 1.750 USD/ounce vào năm 2014.
Trong báo cáo hồi đầu tháng 12/2012, Goldman Sachs cho biết họ vẫn duy trì vị thế dài hạn đối với vàng cho dù họ vẫn sử dụng các quyền chọn để đối phó với khả năng vàng giảm giá. Theo ngân hàng này, giá vàng mục tiêu của ba tháng tới là 1.825 USD/ounce nhưng nguy cơ giảm giá đang ngày càng tăng. Bắt đầu từ giữa năm 2013, giá vàng có thể sẽ giảm.
Morgan Stanley xếp vàng trong danh sách hàng hóa ưu tiên đầu tư trong năm 2013 và dự báo mức giá bình quân của kim loại quý này trong năm tới vào khoảng 1.853 USD/ounce.
Theo Morgan Stanley, gói nới lỏng định lượng thứ ba của FED cùng với cam kết mua vào một khối lượng không giới hạn trái phiếu của các chính phủ đang gặp khó khăn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là những nhân tố quan trọng nhất khiến đồng USD sẽ tiếp tục yếu đi và đẩy giá vàng tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, lãi suất danh nghĩa thấp và lãi suất thực tế âm cùng với rủi ro về địa chính trị đang diễn ra ở khu vực Trung Đông cùng với các vấn đề về nguồn cung ở các mỏ là những nhân tố hỗ trợ giá vàng.
Theo Scotiabank, giá vàng có thể sẽ tiếp tục củng cố trong năm 2013 như đã diễn ra trong năm 2012 sau khi đạt mức kỷ lục vào tháng 9/2011. Scotiabank dự báo giá vàng bình quân trong năm tới sẽ dao động từ 1.700 USD đến 1.750 USD/ounce.
Ngân hàng Societe Generale dự báo trong ba quý đầu tiên của năm 2013, giá vàng bình quân tương ứng là 1.802, 1.800 và 1.850 USD/ounce. Sau đó, giá vàng bình quân sẽ giảm còn 1.750 USD vào quý cuối của năm 2013. Bình quân năm, giá vàng sẽ đạt mức 1.800 USD/ounce.
Theo UBS, giá vàng bình quân trong năm 2013 sẽ vào khoảng 1.900 USD/ounce. Tình trạng chưa rõ ràng xung quanh các vấn đề tài chính của Mỹ cùng với quan điểm tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian dài hơn của các ngân hàng trung ương chủ chốt sẽ là các nhân tố hỗ trợ cho giá vàng./.
Với rất nhiều nhân tố hỗ trợ, nhiều nhà phân tích từng dự đoán năm 2012 sẽ là một năm hoàng kim nữa đối với vàng. Tuy nhiên, giá kim loại quý này đã không tăng mạnh như kỳ vọng. Thậm chí, mức độ tăng giá của vàng còn thấp hơn nhiều so với mức độ tăng giá của bạc. Mặc dù vậy, đa số các nhà phân tích vẫn cho rằng triển vọng tăng giá của vàng và bạc trong năm 2013 tới là tương đối tích cực.
Bạc “lấp lánh” hơn vàng
Sau khi đạt mức cao kỷ lục của mọi thời đại (1.900,03 USD/ounce) vào cuối tháng 8/2011, đầu năm 2012, giá vàng thế giới đã liên tục giảm, thậm chí có lúc chỉ còn 1537,50 USD/ounce (ngày 16/5/2012).
Vào giữa tháng 5/2012, giá vàng đã bắt đầu tăng trở lại nhờ sự phục hồi của đồng euro, nhất là từ sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 8 nước công nghiệp phát triển (G8) ở bang Maryland (Mỹ).
Sau đó, giá vàng lại quay đầu giảm nhẹ do các nhà đầu tư lo ngại về những bất ổn trong hệ thống ngân hàng ở Tây Ban Nha cùng với những khó khăn kinh tế của Pháp và tâm lý chờ đợi thông tin từ Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngày 1/6, giá kim loại quý này đã bất ngờ đảo chiều và vượt qua ngưỡng kháng cự 1.600 USD/ounce do hàng loạt thông tin kinh tế đầy tiêu cực phát đi từ hai đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Sau đó, giá vàng tiếp tục biến động theo chiều hướng lên và đạt đỉnh 1.800 USD/ounce của năm vào tháng 10. Từ đó đến nay, giá vàng đã biến động theo chiều hướng giảm. Mặc dù vậy, vào thời điểm kết thúc năm 2012, giá vàng vẫn tăng gần 3% so với thời điểm cuối năm ngoái.
Cũng giống như vàng, giá bạc cũng đã giảm mạnh kể từ sau đợt tăng giá đầy ấn tượng trong nửa đầu của năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, bạc có mức tăng giá ấn tượng hơn vàng (khoảng 6%).
Nhà phân tích Erica Rannestad của tập đoàn CPM Group nói bà rất ngạc nhiên về mức độ tăng giá của bạc bất chấp tình trạng suy thoái kinh tế ở châu Âu, sự suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc và sự phục hồi kinh tế chậm chạp ở Mỹ.
Theo các nhà phân tích, giá bạc thường có xu hướng tăng cao hơn so với giá vàng khi vàng tăng giá. Năm 2012 cũng không phải là một ngoại lệ.
Ông David Morgan, chuyên gia phân tích độc lập của mạng tin Silver-Investor.com nhận xét rằng, kể từ khi các kim loại quý bắt đầu tăng giá vào năm 2003, mức độ chênh lệch giữa giá trị của bạc và giá trị của vàng đã giảm mạnh theo hướng có lợi cho kim loại màu trắng. Ông nói: “Năm 2003, tỷ lệ này là 80:1 và năm nay, tỷ lệ này là 50:1.”
Kỳ vọng sẽ có sóng lớn
Theo dự báo của các chuyên gia phân tích, triển vọng tăng giá của vàng và bạc trong năm 2013 là tương đối tích cực. Nhân tố hỗ trợ mạnh nhất cho xu hướng này có thể là các gói nới lỏng định lượng (QE) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Chuyên gia Brien Lundin, Biên tập viên của tờ Gold Newsletter nhận định, quyết định tung ra gói QE3 của FED cho thấy Mỹ sẽ in thêm USD để trả nợ và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục suốt cả năm 2013 và các năm sau đó. Ở châu Âu, “chúng ta sẽ chứng kiến ECB phải in thêm nhiều tiền để giải quyết vấn đề nợ công khổng lồ.”
Do các cơ quan quản lý tiền tệ của Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục in thêm tiền nên lượng cung tiền trên thị trường tăng và giá trị của đồng bạc xanh của Mỹ cũng như đồng euro của Eurozone sẽ giảm so với giá trị của các tài sản hữu hình như vàng và bạc. Và nếu điều đó xảy ra, các kim loại quý này có thể sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chuyên gia Brien Lundin, biên tập viên của tờ Gold Newsletter, cho rằng để xu hướng tăng giá ổn định, các thị trường cần phải “tránh những cuộc khủng hoảng tài chính và các thông tin kiểu như ngày tận thế giống như đã từng xảy ra trong năm 2012.” Và nếu giả định không có sự biến động bất thường trên các thị trường, giá vàng có thể vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce, trong khi giá bạc có thể tiếp cận ngưỡng 40 USD/ounce trong năm tới.
Và cũng giống như năm 2012, theo các chuyên gia phân tích, bạc sẽ vẫn tiếp tục “lấp lánh hơn” so với vàng trong năm tới. Bà Rannestad cho rằng đối với một số nhà đầu tư, bạc sẽ là phương tiện đầu tư thay thế rẻ hơn cho vàng. Các nhân tố hỗ trợ giá kim loại trắng này là tâm lý lo lắng kéo dài của nhà đầu tư trước tình hình kinh tế toàn cầu và các vấn đề nợ công trong những năm qua.
Cùng chung quan điểm đó, một số nhà phân tích khác nhận định nền kinh tế thế giới có thể sẽ phục hồi trong nửa cuối của năm 2013. Nếu điều đó xảy ra, nhu cầu của các ngành công nghiệp sẽ tăng và điều này sẽ có lợi cho bạc.
Ông Bart Melek, Giám đốc phụ trách chiến lược hàng hóa của Công ty Chứng khoán TD Securities, dự báo năm 2013 bạc vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá, chủ yếu do giá vàng sẽ tăng trong năm tới và một phần do nguy cơ thiếu hụt bạc vì nhu cầu của các ngành công nghiệp đối với kim loại trắng này tăng.
Nhà phân tích này cho rằng giá bạc có thể lên tới gần 44 USD/ounce khi giá kim loại trắng này đạt đỉnh vào cuối năm 2013 và năm tới, mức độ chênh lệch về giá trị giữa vàng và bạc sẽ giảm còn 44,3.
Chuyên gia Morgan thậm chí còn lạc quan hơn khi cho rằng giá bạc có thể phá ngưỡng 50 USD/ounce trong năm 2013. Hồi tháng 4/2011, giá bạc đã tiệm cận mức giá này nhưng sau đó, đường giá của kim loại quý này đã quay đầu đi xuống và bạc có lúc giảm còn 1/2 so với mức cao kỷ lục này.
Trong khi đó, ông Gijsbert Groenewegen, Giám đốc Công ty Silver Arrow Capital Management có trụ sở ở New York, nhận định giá bạc cần phải vượt qua ngưỡng kháng cự 35 đến 36 USD/ounce để có thể đạt mức 50 USD/ounce và đây chính là mức giá trần của kim loại màu trắng này.
Mặc dù vậy, các chuyên gia Groenewegen và Morgan đều cho rằng do thị trường bạc có quy mô nhỏ hơn so với thị trường vàng và có số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch ít hơn nên giá bạc thường biến động mạnh hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước tâm lý bầy đàn trên thị trường này.
Các dự báo khác về giá vàng trong năm 2013
Theo Barclays Capital, năm 2013, giá vàng bình quân sẽ vào khoảng 1.815 USD/ounce. Theo ngân hàng này, năm 2012, các quỹ ETF vẫn nắm giữ một khối lượng vàng gần ở mức cao kỷ lục. Điều này phản ánh sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn đối với kim loại quý này. Số lượng vàng bán ra tăng vào thời điểm cuối năm nhưng đây là hoạt động giảm vị thế dài hạn ròng của các nhà đầu tư ngắn hạn. Barclays Capital cho rằng hàng loạt các nhân tố xúc tác vĩ mô tích cực vẫn đang tồn tại có thể sẽ hỗ trợ xu hướng tăng giá của vàng.
Theo BNP Paribas, năm 2013, vàng có thể đạt mức cao kỷ lục do chính sách tiền tệ nới lỏng, nguy cơ tài sản giảm giá do sự sụp đổ của Eurozone và sự hỗ trợ hiện nay từ nhu cầu vàng vật chất. BNP Paribas dự báo giá vàng bình quân trong năm tới sẽ ở mức 1.865 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng bình quân trong năm 2014 có thể sẽ giảm còn 1.780 USD/ounce. Đây là lần đầu tiên giá vàng bình quân giảm trong 14 năm qua. Mức độ giảm giá của vàng sẽ hạn chế do vàng vẫn tiếp tục hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nhờ sự đa dạng hóa và nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư của chúng.
Theo Commerzbank, giá vàng có thể có lúc đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce trong năm 2013. Vào thời điểm cuối năm, giá kim loại quý này có thể đạt 1.950 USD/ounce. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư vào vàng sẽ tăng do các ngân hàng trung ương hàng đầu vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ siêu lỏng trong năm 2013 nhằm vực dậy nền kinh tế và ổn định thị trường tài chính.
Do lo ngại về sức mua giảm vì lạm phát và cuộc đua giảm giá trị đồng tiền, các nhà đầu tư sẽ tăng cường đầu tư vào vàng như một phương tiện dự trữ an toàn. Tuy nhiên, làn gió ngược của năm 2012 - nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ đang yếu dần - có thể sẽ gia tăng trong năm tới. Những người mua vàng ở quốc gia Nam Á này sẽ quen dần với việc giá vàng tăng do thuế nhập khẩu vàng tăng và do đồng rupee yếu.
Theo CPM Group, trong bài bình luận vào giữa tháng 12/2012, công ty tư vấn này dự báo “xu hướng giảm giá” của hàng loạt hàng hóa trong năm 2013, trong đó có vàng, bạc, dầu thô và một số kim loại cơ bản khác. CPM Group tỏ ra lo ngại về sức khỏe của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Theo dự báo của CPM Group, giá vàng có thể sẽ giảm 1% so với mức giá bình quân trong năm 2012.
Theo Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư này cho rằng giá vàng bình quân trong năm 2013 vào khoảng 1.810 USD/ounce. Mức giá này có thể giảm còn 1.750 USD/ounce vào năm 2014.
Trong báo cáo hồi đầu tháng 12/2012, Goldman Sachs cho biết họ vẫn duy trì vị thế dài hạn đối với vàng cho dù họ vẫn sử dụng các quyền chọn để đối phó với khả năng vàng giảm giá. Theo ngân hàng này, giá vàng mục tiêu của ba tháng tới là 1.825 USD/ounce nhưng nguy cơ giảm giá đang ngày càng tăng. Bắt đầu từ giữa năm 2013, giá vàng có thể sẽ giảm.
Morgan Stanley xếp vàng trong danh sách hàng hóa ưu tiên đầu tư trong năm 2013 và dự báo mức giá bình quân của kim loại quý này trong năm tới vào khoảng 1.853 USD/ounce.
Theo Morgan Stanley, gói nới lỏng định lượng thứ ba của FED cùng với cam kết mua vào một khối lượng không giới hạn trái phiếu của các chính phủ đang gặp khó khăn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) là những nhân tố quan trọng nhất khiến đồng USD sẽ tiếp tục yếu đi và đẩy giá vàng tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, lãi suất danh nghĩa thấp và lãi suất thực tế âm cùng với rủi ro về địa chính trị đang diễn ra ở khu vực Trung Đông cùng với các vấn đề về nguồn cung ở các mỏ là những nhân tố hỗ trợ giá vàng.
Theo Scotiabank, giá vàng có thể sẽ tiếp tục củng cố trong năm 2013 như đã diễn ra trong năm 2012 sau khi đạt mức kỷ lục vào tháng 9/2011. Scotiabank dự báo giá vàng bình quân trong năm tới sẽ dao động từ 1.700 USD đến 1.750 USD/ounce.
Ngân hàng Societe Generale dự báo trong ba quý đầu tiên của năm 2013, giá vàng bình quân tương ứng là 1.802, 1.800 và 1.850 USD/ounce. Sau đó, giá vàng bình quân sẽ giảm còn 1.750 USD vào quý cuối của năm 2013. Bình quân năm, giá vàng sẽ đạt mức 1.800 USD/ounce.
Theo UBS, giá vàng bình quân trong năm 2013 sẽ vào khoảng 1.900 USD/ounce. Tình trạng chưa rõ ràng xung quanh các vấn đề tài chính của Mỹ cùng với quan điểm tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian dài hơn của các ngân hàng trung ương chủ chốt sẽ là các nhân tố hỗ trợ cho giá vàng./.
Thanh Tùng (TTXVN)