Mới cách đây không lâu, các gia đình công chức có mức thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/tháng vẫn được xem là có cuộc sống ổn định. Nhưng nay họ đang phải đối mặt với sự túng thiếu trước những biến động giá cả hàng hóa thiết yếu.
Sếp cũng lúng túng
Chưa đến 4 giờ chiều, chị Nguyễn Thị Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã nhấp nhổm muốn rời khỏi công sở. Nguyên do, người giúp việc trong gia đình chị đòi tăng lương lên 2 triệu đồng/tháng, như vậy kể cả ăn ba bữa và phụ phí khác ít nhất mỗi tháng chị Hòa phải chi cho người giúp việc 3,5 triệu đồng.
Mặc dù đã ở vị trí phó phòng tại một công ty kinh doanh văn phòng phẩm, chị Hòa có mức thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng cộng thêm mỗi tháng chồng đưa khoảng 7 triệu đồng, song tất cả các chi phí như tiền học ngoại khóa của con, thức ăn hàng ngày, khám chữa bệnh... đều tăng chóng mặt, khiến chị trở nên lo lắng.
Suy đi tính lại, chị Hòa quyết định tự mình chăm sóc gia đình mà không cần đến người giúp việc. Nhưng vừa thực hiện kế hoạch trên được gần hai tuần thì xem ra chị Hòa đã rất phờ phạc.
“Sáng tôi dậy từ 5 giờ 30 sáng chuẩn bị ăn sáng cho cả gia đình, đưa con đi học. Chiều 4 giờ 20 đã phải túc trực đón hai đứa con học lớp 1 và lớp 5, về nhà chợ búa, cơm nước vội vàng, dạy con học, dọn dẹp nhà cửa, đến lượt mình tắm giặt cũng gần 11 giờ đêm. Đấy là chưa kể hai vợ chồng đùn đẩy nhau việc đưa đón hai đứa đi học thêm ở nhà cô, đi học tiếng Anh, học đàn...,” chị Hòa than vãn.
Tuy nhiên, không chỉ đảo lộn cuộc sống gia đình, mà anh trưởng phòng của chị Hòa cũng có vẻ rất khó chịu với cách làm việc của chị. Làm việc trong công ty cổ phần, lương thưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, vì vậy hiếm khi nhân viên trong phòng được về đúng theo giờ quy định.
“Mình là sếp mà ngày nào cũng bỏ việc về sớm trước nhân viên và trưởng phòng cũng rất áy náy. Một vài lần người ta còn bỏ qua, chứ mình ‘diễn’ suốt như vậy chắc bị đuổi việc mất. Mình quay sang tị nạnh với ông xã thì lại cãi nhau, không khí gia đình mấy ngày nay lúc nào cũng nặng nề,” chị Hòa nói trong tâm trạng mệt mỏi.
Cắt chỗ này vá vào chỗ kia
Không chỉ riêng chị Hòa, nhiều người làm việc trong các công sở quay sang cảnh “túng thì... làm bừa”. Cô Vũ Minh Châu, quyền trưởng phòng hành chính ở một công ty cổ phần kinh doanh thủy sản tiết lộ, giá cả thị trường đắt đỏ, cơm trưa vỉa hè giá rẻ cũng 25.000 đồng/suất, chưa kể hôm nào hứng chí ăn tại quán lịch sự một chút cũng tới cả 100.000 đồng/suất. Do vậy, cả phòng cô Châu quyết định tự nấu cơm trưa.
“Giấu diếm như chuột cũng đến là khổ, phải nỗi tòa nhà chạy điều hòa tổng, mùi thức ăn lan đi khắp nơi, chắc 'sếp lớn’ cũng biết, nhưng chưa thấy ý kiến gì nên bọn mình cũng kệ,” cô Châu nói.
Hai vợ chồng cô Châu đã đến tuổi sắp về hưu, tổng thu nhập của hai người cũng trên 15 triệu đồng/tháng, nhưng vì sinh con muộn nên đứa thứ hai mới vào cấp hai, đứa thứ nhất thì đang học cấp ba. Cả hai đứa cùng học trường dân lập, chi phí học hành, chi tiêu lặt vặt của các con đã chiếm phân nửa tổng số thu nhập trong gia đình.
Đến nay, bố chồng cô mắc bệnh của tuổi già, phải uống thuốc thường xuyên vì vậy chi tiêu gia đình mỗi lúc càng eo hẹp.
“Thuốc của ông phải mua ngoài, thương bố mua thuốc tốt thì những nhu cầu khác trong gia đình phải giảm. Gần đây vì phải sắc thuốc cho ông nên từ Tết đến giờ nhà cô chuyển sang đun bếp than cho đỡ tốn. Nhưng không chỉ riêng gia đình cô, cứ đến 4, 5 giờ chiều là cả xóm rủ nhau mang bếp than ra nấu, chẳng khác gì thời bao cấp," cô Châu kể.
Không đến nỗi nấu cơm tại trong phòng, song chị Thu Hường, nhân viên tại một văn phòng trên đường Láng cho hay, ở cơ quan chị, việc mang cơm đang lan rộng. Ông giám đốc công ty cũng tâm lý, thay vì tăng lương cho nhân viên thì ra quyết định sắm một cái lò vì sóng, nhờ đó bữa trưa của các chị vừa tiết kiệm mà vẫn nóng hổi.
Giá cả hàng hóa, dịch vụ sinh hoạt hàng ngày đang theo nhau tăng mạnh khiến cho cuộc sống của những người lao động công chức gặp nhiều khó khăn. Để duy trì những chi tiêu bắt buộc như giáo dục, sữa, khám chữa bệnh... cho con cái và người thân, nhiều người là lao động trụ cột trong các gia đình quyết định tự nguyện cắt giảm những chi phí cá nhân của chính mình.
Chị Nguyễn Minh Anh, giáo viên cấp một tại một trường học trong quận Hoàn Kiếm cho biết, "Nuôi con nhỏ, cứ vài tháng lại ốm sốt, viêm họng... Chi phí khám bệnh tại phòng khám tư đã lên 100.000 đồng/lần, thuốc bác sĩ kê cũng gần tiền triệu mỗi lần. Rồi sữa cũng tăng, những khoản này có mặc cả được đâu, họ hô bao nhiêu thì trả bấy nhiêu. Thôi, mình cũng chỉ còn biết giảm khoản ăn quà sáng, mua sắm quần áo..., bớt giao lưu xã hội, tranh thủ trưa về nhà ăn cơm cho đỡ tốn"./.
Sếp cũng lúng túng
Chưa đến 4 giờ chiều, chị Nguyễn Thị Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã nhấp nhổm muốn rời khỏi công sở. Nguyên do, người giúp việc trong gia đình chị đòi tăng lương lên 2 triệu đồng/tháng, như vậy kể cả ăn ba bữa và phụ phí khác ít nhất mỗi tháng chị Hòa phải chi cho người giúp việc 3,5 triệu đồng.
Mặc dù đã ở vị trí phó phòng tại một công ty kinh doanh văn phòng phẩm, chị Hòa có mức thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng cộng thêm mỗi tháng chồng đưa khoảng 7 triệu đồng, song tất cả các chi phí như tiền học ngoại khóa của con, thức ăn hàng ngày, khám chữa bệnh... đều tăng chóng mặt, khiến chị trở nên lo lắng.
Suy đi tính lại, chị Hòa quyết định tự mình chăm sóc gia đình mà không cần đến người giúp việc. Nhưng vừa thực hiện kế hoạch trên được gần hai tuần thì xem ra chị Hòa đã rất phờ phạc.
“Sáng tôi dậy từ 5 giờ 30 sáng chuẩn bị ăn sáng cho cả gia đình, đưa con đi học. Chiều 4 giờ 20 đã phải túc trực đón hai đứa con học lớp 1 và lớp 5, về nhà chợ búa, cơm nước vội vàng, dạy con học, dọn dẹp nhà cửa, đến lượt mình tắm giặt cũng gần 11 giờ đêm. Đấy là chưa kể hai vợ chồng đùn đẩy nhau việc đưa đón hai đứa đi học thêm ở nhà cô, đi học tiếng Anh, học đàn...,” chị Hòa than vãn.
Tuy nhiên, không chỉ đảo lộn cuộc sống gia đình, mà anh trưởng phòng của chị Hòa cũng có vẻ rất khó chịu với cách làm việc của chị. Làm việc trong công ty cổ phần, lương thưởng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, vì vậy hiếm khi nhân viên trong phòng được về đúng theo giờ quy định.
“Mình là sếp mà ngày nào cũng bỏ việc về sớm trước nhân viên và trưởng phòng cũng rất áy náy. Một vài lần người ta còn bỏ qua, chứ mình ‘diễn’ suốt như vậy chắc bị đuổi việc mất. Mình quay sang tị nạnh với ông xã thì lại cãi nhau, không khí gia đình mấy ngày nay lúc nào cũng nặng nề,” chị Hòa nói trong tâm trạng mệt mỏi.
Cắt chỗ này vá vào chỗ kia
Không chỉ riêng chị Hòa, nhiều người làm việc trong các công sở quay sang cảnh “túng thì... làm bừa”. Cô Vũ Minh Châu, quyền trưởng phòng hành chính ở một công ty cổ phần kinh doanh thủy sản tiết lộ, giá cả thị trường đắt đỏ, cơm trưa vỉa hè giá rẻ cũng 25.000 đồng/suất, chưa kể hôm nào hứng chí ăn tại quán lịch sự một chút cũng tới cả 100.000 đồng/suất. Do vậy, cả phòng cô Châu quyết định tự nấu cơm trưa.
“Giấu diếm như chuột cũng đến là khổ, phải nỗi tòa nhà chạy điều hòa tổng, mùi thức ăn lan đi khắp nơi, chắc 'sếp lớn’ cũng biết, nhưng chưa thấy ý kiến gì nên bọn mình cũng kệ,” cô Châu nói.
Hai vợ chồng cô Châu đã đến tuổi sắp về hưu, tổng thu nhập của hai người cũng trên 15 triệu đồng/tháng, nhưng vì sinh con muộn nên đứa thứ hai mới vào cấp hai, đứa thứ nhất thì đang học cấp ba. Cả hai đứa cùng học trường dân lập, chi phí học hành, chi tiêu lặt vặt của các con đã chiếm phân nửa tổng số thu nhập trong gia đình.
Đến nay, bố chồng cô mắc bệnh của tuổi già, phải uống thuốc thường xuyên vì vậy chi tiêu gia đình mỗi lúc càng eo hẹp.
“Thuốc của ông phải mua ngoài, thương bố mua thuốc tốt thì những nhu cầu khác trong gia đình phải giảm. Gần đây vì phải sắc thuốc cho ông nên từ Tết đến giờ nhà cô chuyển sang đun bếp than cho đỡ tốn. Nhưng không chỉ riêng gia đình cô, cứ đến 4, 5 giờ chiều là cả xóm rủ nhau mang bếp than ra nấu, chẳng khác gì thời bao cấp," cô Châu kể.
Không đến nỗi nấu cơm tại trong phòng, song chị Thu Hường, nhân viên tại một văn phòng trên đường Láng cho hay, ở cơ quan chị, việc mang cơm đang lan rộng. Ông giám đốc công ty cũng tâm lý, thay vì tăng lương cho nhân viên thì ra quyết định sắm một cái lò vì sóng, nhờ đó bữa trưa của các chị vừa tiết kiệm mà vẫn nóng hổi.
Giá cả hàng hóa, dịch vụ sinh hoạt hàng ngày đang theo nhau tăng mạnh khiến cho cuộc sống của những người lao động công chức gặp nhiều khó khăn. Để duy trì những chi tiêu bắt buộc như giáo dục, sữa, khám chữa bệnh... cho con cái và người thân, nhiều người là lao động trụ cột trong các gia đình quyết định tự nguyện cắt giảm những chi phí cá nhân của chính mình.
Chị Nguyễn Minh Anh, giáo viên cấp một tại một trường học trong quận Hoàn Kiếm cho biết, "Nuôi con nhỏ, cứ vài tháng lại ốm sốt, viêm họng... Chi phí khám bệnh tại phòng khám tư đã lên 100.000 đồng/lần, thuốc bác sĩ kê cũng gần tiền triệu mỗi lần. Rồi sữa cũng tăng, những khoản này có mặc cả được đâu, họ hô bao nhiêu thì trả bấy nhiêu. Thôi, mình cũng chỉ còn biết giảm khoản ăn quà sáng, mua sắm quần áo..., bớt giao lưu xã hội, tranh thủ trưa về nhà ăn cơm cho đỡ tốn"./.
Linh Chi (Vietnam+)