Ngày 23/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) đã công bố kế hoạch triển khai thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Trung Lương.
Thời gian chính thức bắt đầu thu phí từ 8 giờ ngày 25/2 tại 4 trạm thu phí trên tuyến gồm hai trạm chính Chợ Đệm, Thân Cửu Nghĩa (điểm đầu và cuối tuyến cao tốc); hai trạm phụ Bến Lức, Tân An (hai nút giao lập thể của tuyến cao tốc).
Về biểu mức thu phí, CIPM cho biết được áp dụng theo thông tư 14/2012/TT-BTC ngày 7/2/2012 của Bộ Tài chính, việc thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương được tính theo số “km” phương tiện chạy trên đường với các mức cụ thể 1.000 đồng/km, 1.500 đồng/km, 2.200 đồng/km, 4.000 đồng/km và 8.000 đồng/km cho từng loại xe khác nhau.
Theo cách tính trên, mức phí lưu thông trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương có mức thấp nhất là 10.000 đồng và cao nhất là 320.000 đồng.
Ông Lê Đức Tuân, Chánh văn phòng CIPM, cho biết, công nghệ thu phí trên tuyến cao tốc là phương thức thu phí kín đầu tiên được áp dụng trên hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Quy trình thu phí được thực hiện cụ thể gồm: Tại làn vào, người điều kiển phương tiện dừng lại tại cabin làn vào và bấm máy để nhận thẻ (xác nhận 3 yếu tố biển số xe, địa điểm làn vào và thời gian nhận thẻ). Sau đó barie tự động mở cửa cho xe qua.
Tại làn ra, khi phương tiện tiến tới trạm ra, người điều khiển phương tiện đưa thẻ vào đường cao tốc cho nhân viên thu phí, đồng thời nhận chứng từ thu phí và thanh toán tiền. Thời gian để nhận thể đầu vào là từ 3-5 giây, đầu ra từ 10-15 giây. Để tiến hành thu phí, CIPM đã bố chí 162 nhân viên, đảm bảo hoạt động tại 4 trạm thu phí với 3 ca liên tục.
Để chuẩn bị cho việc chính thức thu phí, từ 18 giờ ngày 22/2 dến khi thu chính thức, CIPM đã tổ chức thu thử theo đúng quy trình thu phí nhưng không thu tiền của các phương tiện. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng xe quá tải chạy vào đường cao tốc, CIPM đã bố chí các trạm cân và xây dựng khu vực hạ tải tại đầu vào các trạm thu phí. Những xe quá tải buộc phải hạ tải trước khi lấy thẻ vào đường cao tốc.
Liên quan đến việc nhiều ý kiến cho rằng khi thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, nhiều phương tiện, nhất là xe tải trọng lớn sẽ chuyển sang di trên tuyến Quốc lộ 1. Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc CIPM, cho biết, vấn đề này cũng đã được đơn vị lên phương án thu phí tính toán từ đầu và có đề án xây dựng một trạm thu phí trên tuyến này. Kế hoạch xây dựng trạm thu phí trên Quốc lộ 1 đang được triển khai với kinh phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng tại vị trí km 1953+ 200 đoạn tiếp giáp giữa tỉnh Long An với Tiền Giang.
Đối với việc khắc phục các vị trí hư hỏng trên tuyến cao tốc, ông Minh cho biết, hiện khoảng 70% vị trí hư hỏng trên tuyến đường cao tốc đã sửa chữa bằng phương pháp đổ bê tông nhựa nóng, các vị trí còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 4. Ông Minh khẳng định, tuy trong quá trình sửa chữa nhưng việc lưu thông và vấn đề an toàn giao thông vẫn đảm bảo.
Tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương dài 40km, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 9.800 tỷ đồng và được đưa vào khai thác, sử dụng tạm không thu phí từ 3/2/2010./.
Thời gian chính thức bắt đầu thu phí từ 8 giờ ngày 25/2 tại 4 trạm thu phí trên tuyến gồm hai trạm chính Chợ Đệm, Thân Cửu Nghĩa (điểm đầu và cuối tuyến cao tốc); hai trạm phụ Bến Lức, Tân An (hai nút giao lập thể của tuyến cao tốc).
Về biểu mức thu phí, CIPM cho biết được áp dụng theo thông tư 14/2012/TT-BTC ngày 7/2/2012 của Bộ Tài chính, việc thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương được tính theo số “km” phương tiện chạy trên đường với các mức cụ thể 1.000 đồng/km, 1.500 đồng/km, 2.200 đồng/km, 4.000 đồng/km và 8.000 đồng/km cho từng loại xe khác nhau.
Theo cách tính trên, mức phí lưu thông trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương có mức thấp nhất là 10.000 đồng và cao nhất là 320.000 đồng.
Ông Lê Đức Tuân, Chánh văn phòng CIPM, cho biết, công nghệ thu phí trên tuyến cao tốc là phương thức thu phí kín đầu tiên được áp dụng trên hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam. Quy trình thu phí được thực hiện cụ thể gồm: Tại làn vào, người điều kiển phương tiện dừng lại tại cabin làn vào và bấm máy để nhận thẻ (xác nhận 3 yếu tố biển số xe, địa điểm làn vào và thời gian nhận thẻ). Sau đó barie tự động mở cửa cho xe qua.
Tại làn ra, khi phương tiện tiến tới trạm ra, người điều khiển phương tiện đưa thẻ vào đường cao tốc cho nhân viên thu phí, đồng thời nhận chứng từ thu phí và thanh toán tiền. Thời gian để nhận thể đầu vào là từ 3-5 giây, đầu ra từ 10-15 giây. Để tiến hành thu phí, CIPM đã bố chí 162 nhân viên, đảm bảo hoạt động tại 4 trạm thu phí với 3 ca liên tục.
Để chuẩn bị cho việc chính thức thu phí, từ 18 giờ ngày 22/2 dến khi thu chính thức, CIPM đã tổ chức thu thử theo đúng quy trình thu phí nhưng không thu tiền của các phương tiện. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng xe quá tải chạy vào đường cao tốc, CIPM đã bố chí các trạm cân và xây dựng khu vực hạ tải tại đầu vào các trạm thu phí. Những xe quá tải buộc phải hạ tải trước khi lấy thẻ vào đường cao tốc.
Liên quan đến việc nhiều ý kiến cho rằng khi thu phí trên đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, nhiều phương tiện, nhất là xe tải trọng lớn sẽ chuyển sang di trên tuyến Quốc lộ 1. Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc CIPM, cho biết, vấn đề này cũng đã được đơn vị lên phương án thu phí tính toán từ đầu và có đề án xây dựng một trạm thu phí trên tuyến này. Kế hoạch xây dựng trạm thu phí trên Quốc lộ 1 đang được triển khai với kinh phí đầu tư khoảng 80 tỷ đồng tại vị trí km 1953+ 200 đoạn tiếp giáp giữa tỉnh Long An với Tiền Giang.
Đối với việc khắc phục các vị trí hư hỏng trên tuyến cao tốc, ông Minh cho biết, hiện khoảng 70% vị trí hư hỏng trên tuyến đường cao tốc đã sửa chữa bằng phương pháp đổ bê tông nhựa nóng, các vị trí còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 4. Ông Minh khẳng định, tuy trong quá trình sửa chữa nhưng việc lưu thông và vấn đề an toàn giao thông vẫn đảm bảo.
Tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương dài 40km, được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 9.800 tỷ đồng và được đưa vào khai thác, sử dụng tạm không thu phí từ 3/2/2010./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)