Chiều 12/1, tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân.
Với tinh thần cởi mở và thẳng thắn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trả lời thẳng vào các câu hỏi về những vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm và gửi về hội nghị trực tuyến, như tiến độ và chất lượng của các công trình giao thông; giảm thiểu ùn tắc giao thông ở 2 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; giảm thiểu tai nạn giao thông; tình hình trật tự giao thông và phục vụ phương tiện giao thông cho nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm; công tác huy động và xử dụng nguồn vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng giao thông...
Đặc biệt, tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã khẳng định Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, để trình đề án thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu hành ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; trong đó có sự gia tăng quá nhanh về số lượng phương tiện (đặc biệt là phương tiện cá nhân) làm tăng mật độ tham gia giao thông, vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời đã kiến nghị hàng loạt giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài, trong đó có việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí theo hướng bổ sung nội dung thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí giao thông vào trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Tại Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn giao thông. Đồng thời, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành sớm nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Với câu hỏi về mức thu phí dự kiến do bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ, Bộ trưởng Thăng trả lời: "Chúng tôi đã tính toán kỹ khi xây dựng, không cào bằng mà có tham khảo kinh nghiệm các nước và tình hình thực tiễn của người dân. Đối với xe máy có dung tích xylanh dưới 175 cm3 (phổ biến) có mức thu 500.000 đồng/năm (khoảng 46.000 đồng/tháng) là có thể chấp nhận được. Đối với ôtô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm3 có mức thu dự kiến là 20 triệu/năm cũng không phải là cao."
Tại cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khẳng định, mục tiêu của khoản phí thu không chỉ là giảm ùn tắc giao thông, mà còn tạo ra một nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Với những người ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những đóng góp của họ là không tính hết được nhưng lại có nhiều thiệt thòi khi sử dụng hạ tầng giao thông. Vì thế, việc thu phí sẽ tạo ra nguồn thu để tái đầu tư cho giao thông nông thôn, biên giới, hải đảo.
Trả lời câu hỏi về vấn đề đầu tư kết câu hạ tầng đang thiếu hụt rất lớn nguồn vốn, Bộ trưởng Thăng cho biết, nhiệm vụ số một của Bộ Giao thông Vận tải hiện nay là đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy vậy, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, vốn đầu tư bị thắt chặt nên chúng ta phải huy động từ nhiều nguồn, vốn trái phiếu, vốn ODA, vốn huy động từ người dân... Ngoài ra, ngành Giao thông Vận tải cũng đang phải rà soát lại các thể chế chính sách để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Với câu hỏi tại sao không thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu hành ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm theo số lần lưu thông mà lại thu theo đầu phương tiện, Bộ trưởng Thăng trả lời: "Có rất nhiều cách thu, chúng ta phải đề xuất cách thu phù hợp. Khi mà chúng ta hiện đại hóa công tác thu phí và những giải pháp khác thì chúng ta sẽ đảm bảo được công bằng hơn nữa. Nhưng bây giờ chúng ta vẫn cần phải thu để có nguồn kinh phí. Toàn bộ phí thu sẽ nộp hoàn toàn vào ngân sách nhà nước và việc chi như thế nào không phải do Bộ Giao thông Vận tải quyết định."
Đối với vấn đề giao thông công cộng cho người khuyết tật và người già, Bộ trưởng Thăng cho rằng hiện nay Việt Nam luôn dành ưu tiên cho người khuyết tật, người già và chúng ta đã đầu tư cho vấn đề này nhưng chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của xã hội vì cần có thời gian và điều kiện.
Ngoài ra, tại cuộc đối thoại trực tuyến, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã trả lời nhiều câu hỏi khác liên quan đến ngành giao thông vận tải như việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc đang được thực hiện như thế nào; việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền trong việc giải quyết giảm tai nạn và ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; vấn đề tiến độ và chất lượng các công trình giao thông; việc đầu tư, nâng cấp các cảng biển, cảng hàng không; quy trình quản lý đấu thầu các công trình giao thông; trách nhiệm quản lý nhà nước về Giao thông Vận tải trong đăng kiểm phương tiện cơ giới./.
Với tinh thần cởi mở và thẳng thắn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã trả lời thẳng vào các câu hỏi về những vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm và gửi về hội nghị trực tuyến, như tiến độ và chất lượng của các công trình giao thông; giảm thiểu ùn tắc giao thông ở 2 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; giảm thiểu tai nạn giao thông; tình hình trật tự giao thông và phục vụ phương tiện giao thông cho nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới; phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm; công tác huy động và xử dụng nguồn vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng giao thông...
Đặc biệt, tại cuộc đối thoại, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã khẳng định Bộ Giao thông Vận tải đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, để trình đề án thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu hành ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; trong đó có sự gia tăng quá nhanh về số lượng phương tiện (đặc biệt là phương tiện cá nhân) làm tăng mật độ tham gia giao thông, vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng. Đồng thời đã kiến nghị hàng loạt giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài, trong đó có việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí theo hướng bổ sung nội dung thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí giao thông vào trung tâm thành phố vào danh mục phí và lệ phí nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Tại Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn giao thông. Đồng thời, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành sớm nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Với câu hỏi về mức thu phí dự kiến do bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ, Bộ trưởng Thăng trả lời: "Chúng tôi đã tính toán kỹ khi xây dựng, không cào bằng mà có tham khảo kinh nghiệm các nước và tình hình thực tiễn của người dân. Đối với xe máy có dung tích xylanh dưới 175 cm3 (phổ biến) có mức thu 500.000 đồng/năm (khoảng 46.000 đồng/tháng) là có thể chấp nhận được. Đối với ôtô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm3 có mức thu dự kiến là 20 triệu/năm cũng không phải là cao."
Tại cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng khẳng định, mục tiêu của khoản phí thu không chỉ là giảm ùn tắc giao thông, mà còn tạo ra một nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Với những người ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những đóng góp của họ là không tính hết được nhưng lại có nhiều thiệt thòi khi sử dụng hạ tầng giao thông. Vì thế, việc thu phí sẽ tạo ra nguồn thu để tái đầu tư cho giao thông nông thôn, biên giới, hải đảo.
Trả lời câu hỏi về vấn đề đầu tư kết câu hạ tầng đang thiếu hụt rất lớn nguồn vốn, Bộ trưởng Thăng cho biết, nhiệm vụ số một của Bộ Giao thông Vận tải hiện nay là đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy vậy, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, vốn đầu tư bị thắt chặt nên chúng ta phải huy động từ nhiều nguồn, vốn trái phiếu, vốn ODA, vốn huy động từ người dân... Ngoài ra, ngành Giao thông Vận tải cũng đang phải rà soát lại các thể chế chính sách để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Với câu hỏi tại sao không thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí lưu hành ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm theo số lần lưu thông mà lại thu theo đầu phương tiện, Bộ trưởng Thăng trả lời: "Có rất nhiều cách thu, chúng ta phải đề xuất cách thu phù hợp. Khi mà chúng ta hiện đại hóa công tác thu phí và những giải pháp khác thì chúng ta sẽ đảm bảo được công bằng hơn nữa. Nhưng bây giờ chúng ta vẫn cần phải thu để có nguồn kinh phí. Toàn bộ phí thu sẽ nộp hoàn toàn vào ngân sách nhà nước và việc chi như thế nào không phải do Bộ Giao thông Vận tải quyết định."
Đối với vấn đề giao thông công cộng cho người khuyết tật và người già, Bộ trưởng Thăng cho rằng hiện nay Việt Nam luôn dành ưu tiên cho người khuyết tật, người già và chúng ta đã đầu tư cho vấn đề này nhưng chưa thể đáp ứng được các yêu cầu của xã hội vì cần có thời gian và điều kiện.
Ngoài ra, tại cuộc đối thoại trực tuyến, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã trả lời nhiều câu hỏi khác liên quan đến ngành giao thông vận tải như việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc đang được thực hiện như thế nào; việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền trong việc giải quyết giảm tai nạn và ùn tắc giao thông tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; vấn đề tiến độ và chất lượng các công trình giao thông; việc đầu tư, nâng cấp các cảng biển, cảng hàng không; quy trình quản lý đấu thầu các công trình giao thông; trách nhiệm quản lý nhà nước về Giao thông Vận tải trong đăng kiểm phương tiện cơ giới./.
Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)