Theo Nhạc sĩ Phó Đức Phương-Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: “Năm 2010 là một năm nhiều kết quả khả quan nhưng cũng biết bao nhiêu nỗi cực nhọc thực sự." Phóng viên Vietnam+ đã trao đổi cùng nhạc sĩ Phó Đức Phương về một năm vất vả bảo vệ bản quyền âm nhạc.
- Xin nhạc sĩ giải thích từ “cực nhọc” khi ông nói về công tác bảo vệ bản quyền âm nhạc của Trung tâm năm qua?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Hình dung từ “cực nhọc” được dùng ở đây phản ánh đúng tất cả những gì mà cán bộ và nhân viên của cả Trung tâm chúng tôi đã trải nghiệm trong toàn bộ các hoạt động của mình suốt mười hai tháng sôi động của năm 2010 vừa qua. Đó là việc thực thi quyền tác giả âm nhạc với những trở ngại và thách thức.
Cực nhọc đầu tiên phải kể đến nằm ngay trong nhiệm vụ mà Điều lệ Hoạt động của Trung tâm đã quy định: “Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính sách về quyền tác giả”, “Thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan, phổ biến kịp thời đầy đủ luật pháp, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bản quyền tác giả.”
Tiếp theo là những bất cập trong Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành ngày 2/7/2004. Thể theo Điều 22 của Quy chế này, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm đóng dấu cấp phép cho các cá nhân và tổ chức biểu diễn nghệ thuật mà không cần biết họ đã xin phép các tác giả hay chưa.
-Xin ông cho biết những con số cụ thể về các cuộc biểu diễn và việc thực hiện nghĩa vụ bản quyền?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Riêng tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, chỉ tính sơ bộ theo ghi chép chưa đầy đủ của Trung tâm, năm 2008 có 493 cuộc biểu diễn, năm 2009 có 485 buổi biểu diễn, sáu tháng đầu năm 2010 có 393 cuộc biểu diễn tại khu vực phía Bắc thì chỉ có 2% số đơn vị đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Còn sáu tháng cuối năm thì còn tệ hơn, hầu như không thu được tiền sử dụng âm nhạc từ bất kể cuộc biểu diễn nào.
- Và nỗi cực nhọc tiếp theo, thưa ông?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Nỗi cực nhọc thứ hai mà chúng tôi phải thường xuyên đối mặt, đấy là việc giải thích và yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong xã hội nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ luật pháp trong việc trả tiền sử dụng các tác phẩm âm nhạc ở lĩnh vực kinh doanh của họ.
Bởi thuộc tính chung vốn tự nhiên của con người là tư lợI. Việc yêu cầu ai đó phải trả tiền vì lý do nào đấy, luôn là một vấn đề đụng chạm đến “bản năng sống” thông thường. Người ta thường không muốn trả tiền và nếu bắt buộc thì muốn trả càng thấp càng tốt.
Có điều, ở nhiều quốc gia khác thì hai mệnh đề trên, tức “có phải trả không?" và “trả bao nhiêu?” đã được luật pháp và những ràng buộc chặt chẽ trong một thiết chế xã hội phát triển đặt định như một tất yếu và thực thi từ nhiều năm, nhiều chục năm, thậm chí hàng trăm năm trước. Còn ở ta vẫn vấp phải những vấn đề đau đầu ở cả hai câu hỏi trên.
- Mức thu phí bản quyền mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thực hiện cụ thể thế nào, thưa ông?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chúng tôi không chỉ hoạt động ở hai trung tâm lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và những thành phố lớn. Vì là đại diện cho quyền lợi của các nhạc sĩ, chúng tôi phải đi khắp nơi trên toàn quốc để giải thích và yêu cầu trả tiền sử dụng âm nhạc ở tất cả các loại hình kinh doanh khác nhau.
Trong một số loại hình kinh doanh ở những địa bàn đặc biệt, chúng tôi đã từng phải kiên nhẫn chấp nhận những mức giá “rẻ như bèo” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này khi các cá nhân và tổ chức kinh doanh sử dụng tác phẩm của các tác giả đồng nghiệp của tôi.
Chẳng hạn, ở mức thứ ba - tức ở các xã, các huyện vùng sâu vùng xa của thành phố loại ba - giá của một phòng karaoke trả cho các tác phẩm âm nhạc một năm là 700.000 đồng, có nghĩa là bình quân mỗi ngày, phòng karaoke đó chỉ phải trả 1.900 đồng cho tất cả các tác phẩm âm nhạc có trong danh mục của tất cả các đĩa karaoke mà nhà hàng này sử dụng.
Với tinh thần nhặt nhụm, góp gió thành bão, chúng tôi không quản ngại khó khăn nếu công việc đó được giải quyết, kể cả khi chúng tôi phải bù lỗ vì chi phí bỏ ra để tổ chức các hoạt động này còn lớn hơn so với tổng số tiền thu được và càng lớn hơn nhiều so với phí hoạt động theo tỷ lệ phần trăm mà chúng tôi được phép giữ lại cho Trung tâm.
Gian truân vất vả vì mức giá thương lượng chưa được công bằng và đúng như dự định là chuyện thường ngày. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi phải "nhịn nhục" vì mức giá người sử dụng chấp nhận còn quá thấp, nhưng vẫn phải tự động viên mình vì đây là bước đầu để người sử dụng làm quen dần.
Nhưng ngay cả những đơn vị lớn cũng chưa hợp tác thực hiện nghiêm luật pháp. Ví dụ Truyền hình cáp VTC: Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, cán bộ hai bên đã làm việc với nhau bảy lần, có biên bản, mà không thể đi tới kết luận nào. Tiếp đó, Trung tâm đã gửi gần ba mươi công văn tới VTC trong suốt bốn năm qua.
Trung tâm cũng đã làm việc và có công văn tới Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đề đề nghị can thiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cũng đã có công văn nhắc nhở VTC phải nghiêm túc thực hiện những quy định luật pháp về quyền tác giả âm nhạc. Nhưng đến nay, Ban Giám đốc VTC vẫn không hề có ý kiến phản hồi một cách nghiêm túc…
-Quả là những “nỗi niềm ai tỏ” của Trung tâm, được biết có những vướng mắc về của những người bảo vệ bản quyền với chính các nhạc sĩ đã ký ủy thác với Trung tâm, xin ông giải thích rõ?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chuyện đó mới phát sinh trong vài năm gần đây. Nỗi cực nhọc này không lớn lắm, nhưng nó trớ trêu và tạo ra những day dứt âm thầm. Nó bức xúc mà không thể gửi công văn kiến nghị, phản ánh lên các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc đấu tranh rộng rãi trên công luận thông qua các phương tiện thông tin truyền thông.
Bởi nó là việc của “người nhà mình” ngỡ có thể “đóng cửa bảo nhau”. Vài năm gần đây có một số nhạc sĩ mặc dù đã ký hợp đồng ủy thác cho Trung tâm, đã trao gửi cho Trung tâm trách nhiệm khai thác và bảo vệ quyền lợi của mình nhưng lại vẫn ký hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác, tiếp tục trao gửi tác phẩm của mình cho họ.
Còn có trường hợp “hồn nhiên” nhận tiền trực tiếp từ các đối tác của Trung tâm mà trước đây Trung tâm đã phải lăn lộn biết bao thời gian, công sức để đấu tranh yêu cầu họ trả tiền sử dụng âm nhạc cho các nhạc sĩ.
Về việc này, chúng tôi cũng đã có một bức thư gửi các nhạc sĩ, trong đó đã tế nhị phân tích và nhắc tới những sự thiệt hơn về “quyền lợi,” những phần xa gần về “trách nhiệm,” cũng như những nỗi nông sâu về “tình nghĩa, ý thức.”
-Trước đây có người đã ví nhạc sĩ và công việc của các anh như “dã tràng xe cát”, giờ nhìn lại hành trình tám năm qua, ông nhận xét gì về công tác bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc ở ta?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Thực tế đã chứng minh rằng, những khó khăn thách thức dù lớn đến mấy cũng không thể nào cản trở được quy luật của sự phát triển. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam sẽ vươn lên trong sự vươn lên của đất nước, sẽ phát triển dồi dào trong sự phát triển dồi dào của đời sống âm nhạc. Đó là niềm tin có cơ sở chắc chắn của chúng tôi.
- Xin trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!
- Xin nhạc sĩ giải thích từ “cực nhọc” khi ông nói về công tác bảo vệ bản quyền âm nhạc của Trung tâm năm qua?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Hình dung từ “cực nhọc” được dùng ở đây phản ánh đúng tất cả những gì mà cán bộ và nhân viên của cả Trung tâm chúng tôi đã trải nghiệm trong toàn bộ các hoạt động của mình suốt mười hai tháng sôi động của năm 2010 vừa qua. Đó là việc thực thi quyền tác giả âm nhạc với những trở ngại và thách thức.
Cực nhọc đầu tiên phải kể đến nằm ngay trong nhiệm vụ mà Điều lệ Hoạt động của Trung tâm đã quy định: “Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính sách về quyền tác giả”, “Thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan, phổ biến kịp thời đầy đủ luật pháp, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực bản quyền tác giả.”
Tiếp theo là những bất cập trong Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành ngày 2/7/2004. Thể theo Điều 22 của Quy chế này, các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm đóng dấu cấp phép cho các cá nhân và tổ chức biểu diễn nghệ thuật mà không cần biết họ đã xin phép các tác giả hay chưa.
-Xin ông cho biết những con số cụ thể về các cuộc biểu diễn và việc thực hiện nghĩa vụ bản quyền?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Riêng tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, chỉ tính sơ bộ theo ghi chép chưa đầy đủ của Trung tâm, năm 2008 có 493 cuộc biểu diễn, năm 2009 có 485 buổi biểu diễn, sáu tháng đầu năm 2010 có 393 cuộc biểu diễn tại khu vực phía Bắc thì chỉ có 2% số đơn vị đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Còn sáu tháng cuối năm thì còn tệ hơn, hầu như không thu được tiền sử dụng âm nhạc từ bất kể cuộc biểu diễn nào.
- Và nỗi cực nhọc tiếp theo, thưa ông?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Nỗi cực nhọc thứ hai mà chúng tôi phải thường xuyên đối mặt, đấy là việc giải thích và yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong xã hội nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ luật pháp trong việc trả tiền sử dụng các tác phẩm âm nhạc ở lĩnh vực kinh doanh của họ.
Bởi thuộc tính chung vốn tự nhiên của con người là tư lợI. Việc yêu cầu ai đó phải trả tiền vì lý do nào đấy, luôn là một vấn đề đụng chạm đến “bản năng sống” thông thường. Người ta thường không muốn trả tiền và nếu bắt buộc thì muốn trả càng thấp càng tốt.
Có điều, ở nhiều quốc gia khác thì hai mệnh đề trên, tức “có phải trả không?" và “trả bao nhiêu?” đã được luật pháp và những ràng buộc chặt chẽ trong một thiết chế xã hội phát triển đặt định như một tất yếu và thực thi từ nhiều năm, nhiều chục năm, thậm chí hàng trăm năm trước. Còn ở ta vẫn vấp phải những vấn đề đau đầu ở cả hai câu hỏi trên.
- Mức thu phí bản quyền mà Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thực hiện cụ thể thế nào, thưa ông?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chúng tôi không chỉ hoạt động ở hai trung tâm lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và những thành phố lớn. Vì là đại diện cho quyền lợi của các nhạc sĩ, chúng tôi phải đi khắp nơi trên toàn quốc để giải thích và yêu cầu trả tiền sử dụng âm nhạc ở tất cả các loại hình kinh doanh khác nhau.
Trong một số loại hình kinh doanh ở những địa bàn đặc biệt, chúng tôi đã từng phải kiên nhẫn chấp nhận những mức giá “rẻ như bèo” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này khi các cá nhân và tổ chức kinh doanh sử dụng tác phẩm của các tác giả đồng nghiệp của tôi.
Chẳng hạn, ở mức thứ ba - tức ở các xã, các huyện vùng sâu vùng xa của thành phố loại ba - giá của một phòng karaoke trả cho các tác phẩm âm nhạc một năm là 700.000 đồng, có nghĩa là bình quân mỗi ngày, phòng karaoke đó chỉ phải trả 1.900 đồng cho tất cả các tác phẩm âm nhạc có trong danh mục của tất cả các đĩa karaoke mà nhà hàng này sử dụng.
Với tinh thần nhặt nhụm, góp gió thành bão, chúng tôi không quản ngại khó khăn nếu công việc đó được giải quyết, kể cả khi chúng tôi phải bù lỗ vì chi phí bỏ ra để tổ chức các hoạt động này còn lớn hơn so với tổng số tiền thu được và càng lớn hơn nhiều so với phí hoạt động theo tỷ lệ phần trăm mà chúng tôi được phép giữ lại cho Trung tâm.
Gian truân vất vả vì mức giá thương lượng chưa được công bằng và đúng như dự định là chuyện thường ngày. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi phải "nhịn nhục" vì mức giá người sử dụng chấp nhận còn quá thấp, nhưng vẫn phải tự động viên mình vì đây là bước đầu để người sử dụng làm quen dần.
Nhưng ngay cả những đơn vị lớn cũng chưa hợp tác thực hiện nghiêm luật pháp. Ví dụ Truyền hình cáp VTC: Chỉ tính từ năm 2007 đến nay, cán bộ hai bên đã làm việc với nhau bảy lần, có biên bản, mà không thể đi tới kết luận nào. Tiếp đó, Trung tâm đã gửi gần ba mươi công văn tới VTC trong suốt bốn năm qua.
Trung tâm cũng đã làm việc và có công văn tới Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông đề đề nghị can thiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cũng đã có công văn nhắc nhở VTC phải nghiêm túc thực hiện những quy định luật pháp về quyền tác giả âm nhạc. Nhưng đến nay, Ban Giám đốc VTC vẫn không hề có ý kiến phản hồi một cách nghiêm túc…
-Quả là những “nỗi niềm ai tỏ” của Trung tâm, được biết có những vướng mắc về của những người bảo vệ bản quyền với chính các nhạc sĩ đã ký ủy thác với Trung tâm, xin ông giải thích rõ?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chuyện đó mới phát sinh trong vài năm gần đây. Nỗi cực nhọc này không lớn lắm, nhưng nó trớ trêu và tạo ra những day dứt âm thầm. Nó bức xúc mà không thể gửi công văn kiến nghị, phản ánh lên các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc đấu tranh rộng rãi trên công luận thông qua các phương tiện thông tin truyền thông.
Bởi nó là việc của “người nhà mình” ngỡ có thể “đóng cửa bảo nhau”. Vài năm gần đây có một số nhạc sĩ mặc dù đã ký hợp đồng ủy thác cho Trung tâm, đã trao gửi cho Trung tâm trách nhiệm khai thác và bảo vệ quyền lợi của mình nhưng lại vẫn ký hợp đồng với các tổ chức kinh doanh khác, tiếp tục trao gửi tác phẩm của mình cho họ.
Còn có trường hợp “hồn nhiên” nhận tiền trực tiếp từ các đối tác của Trung tâm mà trước đây Trung tâm đã phải lăn lộn biết bao thời gian, công sức để đấu tranh yêu cầu họ trả tiền sử dụng âm nhạc cho các nhạc sĩ.
Về việc này, chúng tôi cũng đã có một bức thư gửi các nhạc sĩ, trong đó đã tế nhị phân tích và nhắc tới những sự thiệt hơn về “quyền lợi,” những phần xa gần về “trách nhiệm,” cũng như những nỗi nông sâu về “tình nghĩa, ý thức.”
-Trước đây có người đã ví nhạc sĩ và công việc của các anh như “dã tràng xe cát”, giờ nhìn lại hành trình tám năm qua, ông nhận xét gì về công tác bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc ở ta?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Thực tế đã chứng minh rằng, những khó khăn thách thức dù lớn đến mấy cũng không thể nào cản trở được quy luật của sự phát triển. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam sẽ vươn lên trong sự vươn lên của đất nước, sẽ phát triển dồi dào trong sự phát triển dồi dào của đời sống âm nhạc. Đó là niềm tin có cơ sở chắc chắn của chúng tôi.
- Xin trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!
Nguyễn Anh (Vietnam+)