Thủ tướng Italy Mario Monti ngày 3/6 bày tỏ tin tưởng rằng trái phiếu chung eurobond, một công cụ được đề xuất như là cách để giảm bớt sức nóng của cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro, cuối cùng sẽ trở thành hiện thực.
Phát biểu với tờ To Vima của Hy Lạp, ông Monti nói: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ có loại trái phiếu chung eurobond dưới hình thức này hay hình thức khác, bởi vì Liên minh châu Âu của chúng ta đang ngày càng trở nên gần gũi nhau hơn.”
Song ông Monti cũng cảnh báo eurobond không phải là “một giấy phép để chi tiêu” hay là một phương tiện thay thế để cắt giảm nợ công.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle trong cuộc trả lời phỏng vấn báo trên đã tái khẳng định lập trường của Berlin, với việc nói rằng eurobond sẽ làm “gia tăng nợ công và giảm bớt tính cạnh tranh.”
Trái phiếu chung eurobond nếu được đưa ra sẽ cho phép các nước thành viên thuộc khu vực đồng euro đang gặp khó khăn như Hy Lạp huy động nguồn ngân quỹvới lãi suất thấp hơn. Những nhân vật ủng hộ eurobond hiện cũng bao gồm cả tân Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel thì lại phản đối vì nhận thấy nguy cơ eurobond sẽ làm giảm sáng kiến nhằm cân bằng ngân sách và cắt giảm nợ công của các nước, trong khi lại đẩy chi phí vay mượn của chính Đức lên cao hơn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm của Đức ngày 1/6 đã lần đầu tiên bị âm do các nhà đầu tư vốn lo ngại về khả năng rối loạn tài chính đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho những khoản tiền của họ. Điều này thực tế có nghĩa rằng các nhà đầu tư đang phải trả tiền cho Đức khi cho nước này vay.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Monti nói rằng ông “chắc chắn” Hy Lạp sẽ không rời khỏi khu vực đồng euro cho dù cả sau cuộc bầu cử ngày 17/6, cuộc bầu cử mà các nhà đầu tư lo ngại sẽ dẫn đến một kịch bản như thế.
Theo các nhà phân tích, nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro, điều này có thể báo hiệu nguy cơ xảy ra rối loạn ở Italy, Tây Ban Nha và các nước khác.
Tuy nhiên, ông Monti nhấn mạnh Athens phải “tiếp tục và tăng cường nỗ lực của mình nhằm tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ,” ám chỉ đến những cắt giảm “thắt lưng buộc bụng” mà Hy Lạp đã cam kết thực hiện để đối lấy các khoản cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Cuộc bầu cử trước đó ở Hy Lạp hồi đầu tháng Năm đã chứng kiến các đảng vốn phản đối việc tiếp tục cắt giảm ngân sách giành được đa số phiếu bầu. Nhưng các đảng này lại không thể thành lập một liên minh, dẫn đến việc người Hy Lạp sẽ quay lại các điểm bỏ phiếu một lần nữa.
Nếu Hy Lạp không giữ các cam kết của mình, những dòng tiền (bơm vào Hy Lạp) sẽ dừng lại và nước này sẽ nhanh chóng bị vỡ nợ và sẽ phải rời khỏi khu vựcđồng euro, một sự kiện có khả năng gây nên những hậu quả tai hại không chỉ cho một mình Hy Lạp.
Về phần mình, Ngoại trưởng Đức Westerwelle bày tỏ mong muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại khu vực đồng tiền chung, đồng thời tỏ ý tin tưởng cử tri Hy Lạp “sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn.”
Ngoài ra, ông Westerwelle còn nhấn mạnh những điều khoản của các gói cứu trợ “phải được tôn trọng.”./.
Phát biểu với tờ To Vima của Hy Lạp, ông Monti nói: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ có loại trái phiếu chung eurobond dưới hình thức này hay hình thức khác, bởi vì Liên minh châu Âu của chúng ta đang ngày càng trở nên gần gũi nhau hơn.”
Song ông Monti cũng cảnh báo eurobond không phải là “một giấy phép để chi tiêu” hay là một phương tiện thay thế để cắt giảm nợ công.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle trong cuộc trả lời phỏng vấn báo trên đã tái khẳng định lập trường của Berlin, với việc nói rằng eurobond sẽ làm “gia tăng nợ công và giảm bớt tính cạnh tranh.”
Trái phiếu chung eurobond nếu được đưa ra sẽ cho phép các nước thành viên thuộc khu vực đồng euro đang gặp khó khăn như Hy Lạp huy động nguồn ngân quỹvới lãi suất thấp hơn. Những nhân vật ủng hộ eurobond hiện cũng bao gồm cả tân Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel thì lại phản đối vì nhận thấy nguy cơ eurobond sẽ làm giảm sáng kiến nhằm cân bằng ngân sách và cắt giảm nợ công của các nước, trong khi lại đẩy chi phí vay mượn của chính Đức lên cao hơn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm của Đức ngày 1/6 đã lần đầu tiên bị âm do các nhà đầu tư vốn lo ngại về khả năng rối loạn tài chính đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn cho những khoản tiền của họ. Điều này thực tế có nghĩa rằng các nhà đầu tư đang phải trả tiền cho Đức khi cho nước này vay.
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Monti nói rằng ông “chắc chắn” Hy Lạp sẽ không rời khỏi khu vực đồng euro cho dù cả sau cuộc bầu cử ngày 17/6, cuộc bầu cử mà các nhà đầu tư lo ngại sẽ dẫn đến một kịch bản như thế.
Theo các nhà phân tích, nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro, điều này có thể báo hiệu nguy cơ xảy ra rối loạn ở Italy, Tây Ban Nha và các nước khác.
Tuy nhiên, ông Monti nhấn mạnh Athens phải “tiếp tục và tăng cường nỗ lực của mình nhằm tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ,” ám chỉ đến những cắt giảm “thắt lưng buộc bụng” mà Hy Lạp đã cam kết thực hiện để đối lấy các khoản cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Cuộc bầu cử trước đó ở Hy Lạp hồi đầu tháng Năm đã chứng kiến các đảng vốn phản đối việc tiếp tục cắt giảm ngân sách giành được đa số phiếu bầu. Nhưng các đảng này lại không thể thành lập một liên minh, dẫn đến việc người Hy Lạp sẽ quay lại các điểm bỏ phiếu một lần nữa.
Nếu Hy Lạp không giữ các cam kết của mình, những dòng tiền (bơm vào Hy Lạp) sẽ dừng lại và nước này sẽ nhanh chóng bị vỡ nợ và sẽ phải rời khỏi khu vựcđồng euro, một sự kiện có khả năng gây nên những hậu quả tai hại không chỉ cho một mình Hy Lạp.
Về phần mình, Ngoại trưởng Đức Westerwelle bày tỏ mong muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại khu vực đồng tiền chung, đồng thời tỏ ý tin tưởng cử tri Hy Lạp “sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn.”
Ngoài ra, ông Westerwelle còn nhấn mạnh những điều khoản của các gói cứu trợ “phải được tôn trọng.”./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)