Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Enrico Letta ngày 4/6 đã ra quyết định thành lập Ủy ban cải cách hiến pháp, với thành phần gồm 35 học giả có nhiệm vụ đề xuất các thay đổi đối với hiến pháp của nước này nhằm sắp xếp lại bộ máy thể chế mà trong nhiều năm qua được cho là không hiệu quả và chỉ đem lại những chính phủ không ổn định.
Ủy ban cải cách hiến pháp này sẽ tìm cách môi giới một thỏa thuận cho chính phủ liên minh tả-hữu ở Italy, lên nhậm chức hồi cuối tháng tư và trong những tuần qua đã phải đối mặt với tình trạng căng thẳng liên quan đến chính sách thuế, vấn đề nhập cư cũng như những rắc rối pháp lý của nhà lãnh đạo phe trung hữu Silvio Berlusconi.
Vào thời điểm mới lên nhậm chức, Thủ tướng Letta tuyên bố rằng việc cải cách hiến pháp cũng như sửa đổi lại hệ thống bầu cử vốn chưa thiết thực là những ưu tiên quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài cũng như nạn thất nghiệp đang gia tăng. Theo Thủ tướng Letta, những cải cách hiến pháp sẽ được thông qua tối đa trong vòng 18 tháng tới.
Ủy ban cải cách hiến pháp dự kiến sẽ đề xuất những biện pháp nhằm cắt giảm số lượng các nghị sỹ, giảm quy mô bộ máy chính trị vốn bị phình to của Italy và thay đổi các quy định về bỏ phiếu. Về lý thuyết, những thay đổi này có được sự ủng hộ của tất cả các chính đảng trong quốc hội. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua, các bên vẫn chưa thể đạt được một thỏa thuận chi tiết về vấn đề này.
Trong số các đề xuất thay đổi nói trên dự kiến cũng sẽ có việc gia tăng quyền lực cho thủ tướng cũng như tổ chức bầu trực tiếp người đứng đầu nhà nước (tức tổng thống - lâu nay vẫn do quốc hội lựa chọn). Những đề xuất này được nhiều thành viên thuộc phe trung hữu ủng hộ, trong khi phe trung tả lại phản đối.
Ủy ban cải cách hiến pháp có thành phần gồm những học giả ít được công chúng biết đến, ngoại trừ một vài gương mặt như cựu Ngoại trưởng Franco Frattini thuộc phe trung hữu và cựu Chủ tịch Hạ viện Luciano Violante thuộc phe trung tả./.
Ủy ban cải cách hiến pháp này sẽ tìm cách môi giới một thỏa thuận cho chính phủ liên minh tả-hữu ở Italy, lên nhậm chức hồi cuối tháng tư và trong những tuần qua đã phải đối mặt với tình trạng căng thẳng liên quan đến chính sách thuế, vấn đề nhập cư cũng như những rắc rối pháp lý của nhà lãnh đạo phe trung hữu Silvio Berlusconi.
Vào thời điểm mới lên nhậm chức, Thủ tướng Letta tuyên bố rằng việc cải cách hiến pháp cũng như sửa đổi lại hệ thống bầu cử vốn chưa thiết thực là những ưu tiên quan trọng bên cạnh nhiệm vụ giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài cũng như nạn thất nghiệp đang gia tăng. Theo Thủ tướng Letta, những cải cách hiến pháp sẽ được thông qua tối đa trong vòng 18 tháng tới.
Ủy ban cải cách hiến pháp dự kiến sẽ đề xuất những biện pháp nhằm cắt giảm số lượng các nghị sỹ, giảm quy mô bộ máy chính trị vốn bị phình to của Italy và thay đổi các quy định về bỏ phiếu. Về lý thuyết, những thay đổi này có được sự ủng hộ của tất cả các chính đảng trong quốc hội. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua, các bên vẫn chưa thể đạt được một thỏa thuận chi tiết về vấn đề này.
Trong số các đề xuất thay đổi nói trên dự kiến cũng sẽ có việc gia tăng quyền lực cho thủ tướng cũng như tổ chức bầu trực tiếp người đứng đầu nhà nước (tức tổng thống - lâu nay vẫn do quốc hội lựa chọn). Những đề xuất này được nhiều thành viên thuộc phe trung hữu ủng hộ, trong khi phe trung tả lại phản đối.
Ủy ban cải cách hiến pháp có thành phần gồm những học giả ít được công chúng biết đến, ngoại trừ một vài gương mặt như cựu Ngoại trưởng Franco Frattini thuộc phe trung hữu và cựu Chủ tịch Hạ viện Luciano Violante thuộc phe trung tả./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)