Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 10/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam rời thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến đi tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Trong thời gian ở Brunei (từ ngày 8-10/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 16; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 16; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ nhất; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (3 nước Đối tác Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 11; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Liên hiệp quốc lần thứ 5...
Bên lề các hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Tổng thống Philippines Benigno Aquino; tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, trong đó đã nêu bật những nhiệm vụ ưu tiên, quan điểm, định hướng liên quan đến 3 nội dung lớn là:xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và định hướng Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2015; vai trò trung tâm và quan hệ đối ngoại của ASEAN; về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và định hướng Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ASEAN đang đứng trước thời điểm quan trọng, với quyết tâm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đồng thời đề ra tầm nhìn và các định hướng cho ASEAN tiếp tục đoàn kết và phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ sau năm 2015.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, điều quan trọng là cần quyết tâm và nỗ lực hoàn thành đúng hạn và ở mức cao nhất các chỉ tiêu đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015 trên cả ba trụ cột.
Mỗi quốc gia thành viên cần chủ động và nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình, trong đó có việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách phát triển quốc gia phù hợp nhằm bảo đảm các ưu tiên và tiến độ hội nhập chung của khu vực từ nay đến 2015.
[Thủ tướng muốn LHQ hỗ trợ xây Cộng đồng ASEAN]
Để phát huy nỗ lực của ASEAN trên ba trụ cột Cộng đồng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế và kết nối khu vực; đặc biệt, cần tập trung thực hiện 227 biện pháp ưu tiên để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, đồng thời nỗ lực thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác kinh tế với các đối tác và xây dựng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Các nước cần tiếp tục nỗ lực củng cố một ASEAN gắn kết về chính trị, nỗ lực chủ động vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Đồng thời tiếp tục nỗ lực xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, hướng tới lợi ích của người dân.
Nhấn mạnh, ngày 31/12/2015 sẽ đánh dấu thời điểm Cộng đồng ASEAN ra đời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: " Chúng ta cần có kế hoạch chu đáo chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này."
Liên quan đến định hướng Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ủng hộ việc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này ra Tuyên bố về Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015; nhấn mạnh Tầm nhìn ASEAN sau 2015 cần thể hiện tính chiến lược và dài hạn, với những định hướng vĩ mô nhằm đưa Cộng đồng ASEAN phát triển cao hơn và trên cả ba trụ cột Cộng đồng, với vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng lớn hơn, ngày càng có trách nhiệm trong xử lý các vấn đề của khu vực và quốc tế.
Về vai trò trung tâm và quan hệ đối ngoại của ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, điều quan trọng nhất là cần phải giữ vững sự đồng thuận và phát huy vai trò, tiếng nói chủ đạo trên những vấn đề về hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình.
Trước những biến chuyển nhanh chóng ở khu vực và trong quan hệ giữa các nước lớn, hơn bao giờ hết, ASEAN cần phải tăng cường sự đoàn kết, bảo đảm định hướng và lợi ích của hiệp hội dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương.
ASEAN cần ủng hộ và khuyến khích các đối tác nâng cao trách nhiệm, tham gia và đóng góp xây dựng cho hợp tác khu vực cũng như hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, cùng nhau giải quyết các thách thức đang nổi lên ở khu vực, tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử đã có, vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.
Liên quan đến vấn đề về Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ASEAN nhất trí rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng vũ lực; tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Với tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, ASEAN càng cần phải tiếp tục đoàn kết, phát huy vai trò chủ đạo và tiếng nói chung về Biển Đông trên cơ sở Tuyên bố 6 Nguyên tắc của ASEAN; ủng hộ ASEAN-Trung Quốc thực hiện đầy đủ DOC và Tuyên bố chung Cấp cao kỷ niệm 10 năm ra đời DOC, sớm đạt được COC.
Với phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm, đoàn Việt Nam đã cùng các nước ASEAN và Chủ tịch ASEAN-Brunei đóng góp vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan; thúc đẩy đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh và liên kết chặt chẽ, thúc đẩy môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác./.
Trong thời gian ở Brunei (từ ngày 8-10/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 16; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 16; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ nhất; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (3 nước Đối tác Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc); Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 11; Hội nghị Cấp cao ASEAN-Liên hiệp quốc lần thứ 5...
Bên lề các hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Tổng thống Philippines Benigno Aquino; tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23, trong đó đã nêu bật những nhiệm vụ ưu tiên, quan điểm, định hướng liên quan đến 3 nội dung lớn là:xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và định hướng Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2015; vai trò trung tâm và quan hệ đối ngoại của ASEAN; về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và định hướng Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng ASEAN đang đứng trước thời điểm quan trọng, với quyết tâm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đồng thời đề ra tầm nhìn và các định hướng cho ASEAN tiếp tục đoàn kết và phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ sau năm 2015.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, điều quan trọng là cần quyết tâm và nỗ lực hoàn thành đúng hạn và ở mức cao nhất các chỉ tiêu đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015 trên cả ba trụ cột.
Mỗi quốc gia thành viên cần chủ động và nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình, trong đó có việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách phát triển quốc gia phù hợp nhằm bảo đảm các ưu tiên và tiến độ hội nhập chung của khu vực từ nay đến 2015.
[Thủ tướng muốn LHQ hỗ trợ xây Cộng đồng ASEAN]
Để phát huy nỗ lực của ASEAN trên ba trụ cột Cộng đồng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế và kết nối khu vực; đặc biệt, cần tập trung thực hiện 227 biện pháp ưu tiên để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, đồng thời nỗ lực thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác kinh tế với các đối tác và xây dựng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Các nước cần tiếp tục nỗ lực củng cố một ASEAN gắn kết về chính trị, nỗ lực chủ động vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực cũng như ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Đồng thời tiếp tục nỗ lực xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, hướng tới lợi ích của người dân.
Nhấn mạnh, ngày 31/12/2015 sẽ đánh dấu thời điểm Cộng đồng ASEAN ra đời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: " Chúng ta cần có kế hoạch chu đáo chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này."
Liên quan đến định hướng Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định ủng hộ việc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này ra Tuyên bố về Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN sau năm 2015; nhấn mạnh Tầm nhìn ASEAN sau 2015 cần thể hiện tính chiến lược và dài hạn, với những định hướng vĩ mô nhằm đưa Cộng đồng ASEAN phát triển cao hơn và trên cả ba trụ cột Cộng đồng, với vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng lớn hơn, ngày càng có trách nhiệm trong xử lý các vấn đề của khu vực và quốc tế.
Về vai trò trung tâm và quan hệ đối ngoại của ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, điều quan trọng nhất là cần phải giữ vững sự đồng thuận và phát huy vai trò, tiếng nói chủ đạo trên những vấn đề về hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực đang định hình.
Trước những biến chuyển nhanh chóng ở khu vực và trong quan hệ giữa các nước lớn, hơn bao giờ hết, ASEAN cần phải tăng cường sự đoàn kết, bảo đảm định hướng và lợi ích của hiệp hội dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương.
ASEAN cần ủng hộ và khuyến khích các đối tác nâng cao trách nhiệm, tham gia và đóng góp xây dựng cho hợp tác khu vực cũng như hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, cùng nhau giải quyết các thách thức đang nổi lên ở khu vực, tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử đã có, vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.
Liên quan đến vấn đề về Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, ASEAN nhất trí rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước; các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng vũ lực; tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Với tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, ASEAN càng cần phải tiếp tục đoàn kết, phát huy vai trò chủ đạo và tiếng nói chung về Biển Đông trên cơ sở Tuyên bố 6 Nguyên tắc của ASEAN; ủng hộ ASEAN-Trung Quốc thực hiện đầy đủ DOC và Tuyên bố chung Cấp cao kỷ niệm 10 năm ra đời DOC, sớm đạt được COC.
Với phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm, đoàn Việt Nam đã cùng các nước ASEAN và Chủ tịch ASEAN-Brunei đóng góp vào thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23 và các hội nghị cấp cao liên quan; thúc đẩy đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh và liên kết chặt chẽ, thúc đẩy môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam và thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối tác./.
(TTXVN)