Chiều 21/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 4 (GMS - 4) diễn ra từ 19 đến 21/12.
Với chủ đề “Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS,” Hội nghị Thượng đỉnh GMS - 4 đã kiểm điểm lại kết quả đạt được trong thời gian qua và đề ra định hướng cho hợp tác trong 10 năm tới.
Lãnh đạo của 6 nước Tiểu vùng là Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Hoa, Myanmar và Việt Nam bày tỏ hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc triển khai các hoạt động và chương trình hợp tác của Khung Chiến lược hợp tác tiểu vùng GMS 2002-2012, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác về giao thông, năng lượng, thông tin, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, nông nghiệp, du lịch, môi trường…
Hội nghị đã thông qua Khung Chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 làm cơ sở và định hướng cho phát triển hợp tác kinh tế tiểu vùng.
Hội nghị cũng thông qua Khung hợp tác giai đoạn 2 từ 2012-2016 của Chương trình Môi trường trọng điểm (CEP) - Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Tầm nhìn mới và chiến lược chung cho Chương trình hỗ trợ nông nghiệp trọng tâm giai đoạn 2011-2015 và Chiến lược và Lộ trình của Du lịch GMS giai đoạn 2011-2015 .
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về những nội dung quan trọng như chuyển đổi hành lang giao thông thành hành lang kinh tế; huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động, chương trình dự án ưu tiên tiểu vùng; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững; huy động sự tham gia tích cực của các địa phương để hiện thực hóa các hành lang kinh tế.
Các nhà lãnh đạo cũng đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực.
Về định hướng tương lai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như củng cố và hoàn thiện về mặt thể chế hợp tác tiểu vùng; thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương, giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển hành lang kinh tế.
Trong bối cảnh thiên tai lũ lụt xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với các nước Tiểu vùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong vì sự phát triển chung của khu vực, đồng thời đề nghị quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong phải là một nội dung có ý nghĩa quyết định trong chiến lược hợp tác phát triển Tiểu vùng trong 10 năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, để bảo đảm nguồn vốn cho các hoạt động hợp tác tiểu vùng, các Chính phủ các nước GMS cần nỗ lực hơn nữa và có giải pháp hữu hiệu để huy động vốn từ các Tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển cũng như bảo đảm sân chơi bình đẳng, môi trường kinh doanh hiệu quả và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để huy động vốn đầu tư của khu vực tư nhân.
Về yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, trong trao đổi với báo chí bên lề hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Việt Nam đề xuất đưa việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong vào chương trình hợp tác chính trong GMS là một sáng kiến và cũng là vấn đề thời sự cấp bách của các nước trong GMS tại cuộc họp lần này cũng như các cuộc họp tiếp theo.”
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung “Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS,” khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác GMS, vượt qua thách thức và khó khăn, hướng tới một khu vực Mekong hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa và bền vững. Các nhà lãnh đạo GMS cũng chứng kiến ký kết 3 Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các nước GMS về Phối hợp hành động nhằm giảm thiểu tác động của HIV đối với đi lại của dân cư; Hợp tác phát triển hệ thống siêu xa lộ thông tin trong tiểu vùng GMS và Thành lập Hiệp hội Vận tải GM S (FRETA).
Ngay sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS - 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Trong Hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Thein Sein, hai bên đánh giá cao về những bước phát triển của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua và nhất trí cho rằng hai nước cần phát huy quan hệ hợp tác tin cậy sẵn có, khai thác các tiềm năng và tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Trên tinh thần đó, hai bên khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, đi vào thực chất và có hiệu quả hơn, nhất trí tiếp tục dành ưu tiên cho 12 lĩnh vực đã nêu trong Tuyên bố chung giữa hai nước tháng 4/2010, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD vào năm 2015.
Phía Myanmar khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng lúa, cao su, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp mới được thành lập, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khách sạn, khai thác mỏ các loại và khí đốt ngoài khơi Myanmar.
Theo đó, lãnh đạo hai bên nhất trí giao cho các Bộ trưởng liên quan trao đổi, xây dựng các dự án hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng, nhất là về phát triển nông nghiệp, giống cây trồng, cũng như nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp ở Myanmar, hợp tác đầu tư xây dựng cầu kết nối đường bộ giữa Myanmar - Lào - Việt Nam.
Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong ASEAN, về các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như CLMV, ACMECS, GMS, EWEC.
Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng và nhất trí cùng phối hợp và hợp tác với các nước liên quan trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; ủng hộ việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời phấn đấu cùng các nước ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.
Nhân chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng của 2 nước ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bản ghi nhớ viện trợ kỹ thuật không hoàn lại trị giá 250.000 USD của BIDV cho Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar để hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về nông nghiệp giữa 2 nước.
Đồng thời, Ủy ban về hợp tác và đầu tư Myanmar đã cấp hai giấy phép về hợp tác đầu tư sản xuất dược phẩm và xây dựng khách sạn 5 sao cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Cộng hòa Liên bang Myanmar và dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mekong mở rộng GMS-4 đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Myanmar, cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác của ta với các nước ở khu vực trong thời gian tới./.
Với chủ đề “Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS,” Hội nghị Thượng đỉnh GMS - 4 đã kiểm điểm lại kết quả đạt được trong thời gian qua và đề ra định hướng cho hợp tác trong 10 năm tới.
Lãnh đạo của 6 nước Tiểu vùng là Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Hoa, Myanmar và Việt Nam bày tỏ hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc triển khai các hoạt động và chương trình hợp tác của Khung Chiến lược hợp tác tiểu vùng GMS 2002-2012, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác về giao thông, năng lượng, thông tin, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, nông nghiệp, du lịch, môi trường…
Hội nghị đã thông qua Khung Chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 làm cơ sở và định hướng cho phát triển hợp tác kinh tế tiểu vùng.
Hội nghị cũng thông qua Khung hợp tác giai đoạn 2 từ 2012-2016 của Chương trình Môi trường trọng điểm (CEP) - Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Tầm nhìn mới và chiến lược chung cho Chương trình hỗ trợ nông nghiệp trọng tâm giai đoạn 2011-2015 và Chiến lược và Lộ trình của Du lịch GMS giai đoạn 2011-2015 .
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về những nội dung quan trọng như chuyển đổi hành lang giao thông thành hành lang kinh tế; huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động, chương trình dự án ưu tiên tiểu vùng; bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững; huy động sự tham gia tích cực của các địa phương để hiện thực hóa các hành lang kinh tế.
Các nhà lãnh đạo cũng đặc biệt nhấn mạnh việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực.
Về định hướng tương lai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cũng như củng cố và hoàn thiện về mặt thể chế hợp tác tiểu vùng; thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên liên quan từ Trung ương đến địa phương, giữa Chính phủ và khu vực tư nhân trong việc phát triển hành lang kinh tế.
Trong bối cảnh thiên tai lũ lụt xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với các nước Tiểu vùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong vì sự phát triển chung của khu vực, đồng thời đề nghị quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong phải là một nội dung có ý nghĩa quyết định trong chiến lược hợp tác phát triển Tiểu vùng trong 10 năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, để bảo đảm nguồn vốn cho các hoạt động hợp tác tiểu vùng, các Chính phủ các nước GMS cần nỗ lực hơn nữa và có giải pháp hữu hiệu để huy động vốn từ các Tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển cũng như bảo đảm sân chơi bình đẳng, môi trường kinh doanh hiệu quả và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để huy động vốn đầu tư của khu vực tư nhân.
Về yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, trong trao đổi với báo chí bên lề hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng: “Việt Nam đề xuất đưa việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong vào chương trình hợp tác chính trong GMS là một sáng kiến và cũng là vấn đề thời sự cấp bách của các nước trong GMS tại cuộc họp lần này cũng như các cuộc họp tiếp theo.”
Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung “Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS,” khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác GMS, vượt qua thách thức và khó khăn, hướng tới một khu vực Mekong hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa và bền vững. Các nhà lãnh đạo GMS cũng chứng kiến ký kết 3 Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa các nước GMS về Phối hợp hành động nhằm giảm thiểu tác động của HIV đối với đi lại của dân cư; Hợp tác phát triển hệ thống siêu xa lộ thông tin trong tiểu vùng GMS và Thành lập Hiệp hội Vận tải GM S (FRETA).
Ngay sau khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS - 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Trong Hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Thein Sein, hai bên đánh giá cao về những bước phát triển của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua và nhất trí cho rằng hai nước cần phát huy quan hệ hợp tác tin cậy sẵn có, khai thác các tiềm năng và tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Trên tinh thần đó, hai bên khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, đi vào thực chất và có hiệu quả hơn, nhất trí tiếp tục dành ưu tiên cho 12 lĩnh vực đã nêu trong Tuyên bố chung giữa hai nước tháng 4/2010, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD vào năm 2015.
Phía Myanmar khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng lúa, cao su, nuôi trồng thủy sản, xây dựng các khu công nghiệp mới được thành lập, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khách sạn, khai thác mỏ các loại và khí đốt ngoài khơi Myanmar.
Theo đó, lãnh đạo hai bên nhất trí giao cho các Bộ trưởng liên quan trao đổi, xây dựng các dự án hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có nhiều tiềm năng, nhất là về phát triển nông nghiệp, giống cây trồng, cũng như nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; đầu tư xây dựng các khu công nghiệp ở Myanmar, hợp tác đầu tư xây dựng cầu kết nối đường bộ giữa Myanmar - Lào - Việt Nam.
Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong ASEAN, về các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như CLMV, ACMECS, GMS, EWEC.
Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng và nhất trí cùng phối hợp và hợp tác với các nước liên quan trong việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; ủng hộ việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời phấn đấu cùng các nước ASEAN và Trung Quốc sớm xây dựng bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực.
Nhân chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng của 2 nước ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bản ghi nhớ viện trợ kỹ thuật không hoàn lại trị giá 250.000 USD của BIDV cho Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar để hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo về nông nghiệp giữa 2 nước.
Đồng thời, Ủy ban về hợp tác và đầu tư Myanmar đã cấp hai giấy phép về hợp tác đầu tư sản xuất dược phẩm và xây dựng khách sạn 5 sao cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Cộng hòa Liên bang Myanmar và dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mekong mở rộng GMS-4 đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Myanmar, cũng như quan hệ hữu nghị, hợp tác của ta với các nước ở khu vực trong thời gian tới./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)