Tổng thống Madagascar Andry Rajoelina ngày 16/3 đã tái bổ nhiệm ông Camille Vital làm thủ tướng đảo quốc Ấn Độ Dương này.
Tuần trước, ông Camille và các thành viên chính phủ đã từ chức để mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới theo lộ trình được Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đề xuất nhằm giải quyết khủng hoảng chính trị ở Madagascar.
Trước đó, nhóm trung gian hòa giải quốc tế do SADC đứng đầu đã chuyển cho Tổng thống Rajoelina kế hoạch thực hiện lộ trình hòa giải, văn kiện được đánh giá là sẽ tạo cơ sở hiến pháp để Madagascar thành lập một chính phủ quá độ, tổ chức các cuộc bầu cử và đề cử thủ tướng là người được các chính đảng tín nhiệm.
Quốc hội và ủy ban bầu cử có thêm một số quyền lực. Bản lộ trình cũng cho phép Tổng thống đương nhiệm Rajoelina tại chức cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức, nhưng phải bổ nhiệm thủ tướng trong số các ứng cử viên do các đảng phái đề xuất.
Tình hình tại Madagascar căng thẳng kể từ đầu năm 2009, khi ông Rajoelina lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính được quân đội hậu thuẫn vào tháng 12/2008, lật đổ Tổng thống khi đó là ông Marc Ravalomanana.
Cũng trong năm 2009, chính quyền của ông Rajoelina và các phe phái đối lập đã đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực, tuy nhiên thỏa thuận này không được thực hiện.
Hệ quả là giới đầu tư nước ngoài quan ngại, rút dần vốn khỏi Madagascar và kinh tế nước này suy giảm nghiêm trọng. Một số tướng lĩnh quân đội đã bày tỏ bất bình về việc chính quyền không khôi phục được trật tự hiến pháp, trong khi Liên minh châu Phi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đảo quốc này./.
Tuần trước, ông Camille và các thành viên chính phủ đã từ chức để mở đường cho việc thành lập một chính phủ mới theo lộ trình được Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đề xuất nhằm giải quyết khủng hoảng chính trị ở Madagascar.
Trước đó, nhóm trung gian hòa giải quốc tế do SADC đứng đầu đã chuyển cho Tổng thống Rajoelina kế hoạch thực hiện lộ trình hòa giải, văn kiện được đánh giá là sẽ tạo cơ sở hiến pháp để Madagascar thành lập một chính phủ quá độ, tổ chức các cuộc bầu cử và đề cử thủ tướng là người được các chính đảng tín nhiệm.
Quốc hội và ủy ban bầu cử có thêm một số quyền lực. Bản lộ trình cũng cho phép Tổng thống đương nhiệm Rajoelina tại chức cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức, nhưng phải bổ nhiệm thủ tướng trong số các ứng cử viên do các đảng phái đề xuất.
Tình hình tại Madagascar căng thẳng kể từ đầu năm 2009, khi ông Rajoelina lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính được quân đội hậu thuẫn vào tháng 12/2008, lật đổ Tổng thống khi đó là ông Marc Ravalomanana.
Cũng trong năm 2009, chính quyền của ông Rajoelina và các phe phái đối lập đã đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực, tuy nhiên thỏa thuận này không được thực hiện.
Hệ quả là giới đầu tư nước ngoài quan ngại, rút dần vốn khỏi Madagascar và kinh tế nước này suy giảm nghiêm trọng. Một số tướng lĩnh quân đội đã bày tỏ bất bình về việc chính quyền không khôi phục được trật tự hiến pháp, trong khi Liên minh châu Phi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đảo quốc này./.
(TTXVN/Vietnam+)