Trước tình trạng bất ổn trong nước, Thủ tướng Mali Mobido Diarra ngày 29/9 đã kêu gọi các nước Phương Tây, đứng đầu là Pháp, can thiệp quân sự vào miền Bắc Mali bằng việc gửi máy bay chiến đấu và lực lượng đặc nhiệm tới nước này.
Trước đó, Mali đã gửi thư tới Liên hợp quốc chính thức đề nghị cho phép một lực lượng quân đội của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đến giúp chính phủ nước này giành lại lãnh thổ từ tay các phiến quân Hồi giáo.
ECOWAS và Mali đã đạt được thỏa thuận, theo đó các lực lượng Tây Phi sẽ hỗ trợ quân đội Mali giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc đang bị phiến quân chiếm đóng. Phái bộ của ECOWAS tại Mali (MICEMA) sẽ đặt trụ sở tại thủ đô Bamaco và được một nhóm gồm khoảng 140 cảnh sát và lực lượng bán quân sự đảm bảo an ninh. Dự báo, Mali và ECOWAS có thể phải mất hai tháng mới có thể đẩy lùi được lực lượng phiến quân.
Trong một diễn biến liên quan, đại diện của nhóm Hồi giáo vũ trang "Ansar Dine" đang chiếm giữ miền Bắc Mali đã gặp một quan chức cao cấp của chính phủ Mali tại thủ đô Alger (Algeria) để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
[Chính phủ Mali đang chuẩn bị chiến tranh ở miền Bắc]
Chính phủ Algeria đã khởi động tiến trình đối thoại giữa những người Mali để tìm cách chấm dứt khủng hoảng. Algeria muốn tách các nhóm người Mali có yêu sách chính đáng khỏi các nhóm buôn lậu ma túy MUJAO và mạng lưới khủng bố al-Qaeda tại Bắc Phi.
Mali rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ tháng 3 khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu Amadou Toumani Toure. Tình trạng rối ren sau đó đã tạo điều kiện cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc và tuyên bố ly khai, lập ra "Nhà nước Azawad" và áp đặt luật Hồi giáo (Sharia)./.
Trước đó, Mali đã gửi thư tới Liên hợp quốc chính thức đề nghị cho phép một lực lượng quân đội của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đến giúp chính phủ nước này giành lại lãnh thổ từ tay các phiến quân Hồi giáo.
ECOWAS và Mali đã đạt được thỏa thuận, theo đó các lực lượng Tây Phi sẽ hỗ trợ quân đội Mali giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc đang bị phiến quân chiếm đóng. Phái bộ của ECOWAS tại Mali (MICEMA) sẽ đặt trụ sở tại thủ đô Bamaco và được một nhóm gồm khoảng 140 cảnh sát và lực lượng bán quân sự đảm bảo an ninh. Dự báo, Mali và ECOWAS có thể phải mất hai tháng mới có thể đẩy lùi được lực lượng phiến quân.
Trong một diễn biến liên quan, đại diện của nhóm Hồi giáo vũ trang "Ansar Dine" đang chiếm giữ miền Bắc Mali đã gặp một quan chức cao cấp của chính phủ Mali tại thủ đô Alger (Algeria) để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
[Chính phủ Mali đang chuẩn bị chiến tranh ở miền Bắc]
Chính phủ Algeria đã khởi động tiến trình đối thoại giữa những người Mali để tìm cách chấm dứt khủng hoảng. Algeria muốn tách các nhóm người Mali có yêu sách chính đáng khỏi các nhóm buôn lậu ma túy MUJAO và mạng lưới khủng bố al-Qaeda tại Bắc Phi.
Mali rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ tháng 3 khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu Amadou Toumani Toure. Tình trạng rối ren sau đó đã tạo điều kiện cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc và tuyên bố ly khai, lập ra "Nhà nước Azawad" và áp đặt luật Hồi giáo (Sharia)./.
(TTXVN)