Trong một bài báo đăng trên tờ Izvestia của Nga số ra ngày 4/10, Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố ông muốn xây dựng một Liên minh Âu-Á hùng mạnh.
Thủ tướng Putin cho biết liên minh mới này sẽ được xây dựng trên cơ sở Liên minh thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất gồm ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan.
Ông cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Liên minh Âu-Á không phải là một Liên Xô mới và không thay thế Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), mà là "sợi dây" ràng buộc hiệu quả giữa khu vực châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, hướng tới sự phối hợp chặt chẽ về chính sách kinh tế và tiền tệ.
Ông Putin khẳng định "sẽ là ngây thơ" nếu có ý định khôi phục hoặc sao chép điều gì đó từ quá khứ. Tuy nhiên, một sự hội nhập mạnh mẽ hơn trên một cơ sở chính trị và kinh tế mới và một hệ thống những giá trị mới là một điều bắt buộc trong thời điểm hiện tại.
Nga hoan nghênh các đối tác khác tham gia liên minh này, trước hết là các quốc gia SNG, tuy nhiên, Mátxcơva không thúc ép bất cứ nước nào, vì đây là quyết định của một quốc gia có chủ quyền.
Theo ông Putin, trong tương lai, Liên minh Âu-Á sẽ trở thành một thành viên đối thoại với Liên minh châu Âu (EU), do đó việc tham gia liên minh này, ngoài lợi ích kinh tế trực tiếp, còn cho phép mỗi nước thành viên hội nhập với châu Âu nhanh chóng hơn và trên vị thế vững chắc hơn.
Bên cạnh đó, một hệ thống quan hệ đối tác Liên minh Âu-Á và EU cân bằng, hợp lý về mặt kinh tế có khả năng tạo ra những điều kiện thực tế có thể làm thay đổi cục diện địa chính trị và địa kinh tế của toàn châu lục và chắc chắn có hiệu ứng tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Ngoài ra, ông Putin cho biết thêm Liên minh thuế quan, dự kiến sắp tới sẽ có thêm các thành viên mới là Kyrgyzstan và Tajikistan, đã bắt đầu tiến hành đàm phán với EU về việc thành lập khu vực thương mại tự do.
Nga sẽ hối thúc các nước thành viên Liên minh thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất đưa ra lập trường đồng thuận tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra năm 2012 tại Vladivostok (Nga), nơi các nước sẽ tập trung thảo luận tiến trình tự do hóa thương mại và dỡ bỏ các rào cản trên con đường hội nhập kinh tế.
Sáng kiến trên được ông Putin đưa ra trong bối cảnh Nga sắp kết thúc tiến trình đàm phán kéo dài 18 năm để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)./.
Thủ tướng Putin cho biết liên minh mới này sẽ được xây dựng trên cơ sở Liên minh thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất gồm ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan.
Ông cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Liên minh Âu-Á không phải là một Liên Xô mới và không thay thế Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), mà là "sợi dây" ràng buộc hiệu quả giữa khu vực châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, hướng tới sự phối hợp chặt chẽ về chính sách kinh tế và tiền tệ.
Ông Putin khẳng định "sẽ là ngây thơ" nếu có ý định khôi phục hoặc sao chép điều gì đó từ quá khứ. Tuy nhiên, một sự hội nhập mạnh mẽ hơn trên một cơ sở chính trị và kinh tế mới và một hệ thống những giá trị mới là một điều bắt buộc trong thời điểm hiện tại.
Nga hoan nghênh các đối tác khác tham gia liên minh này, trước hết là các quốc gia SNG, tuy nhiên, Mátxcơva không thúc ép bất cứ nước nào, vì đây là quyết định của một quốc gia có chủ quyền.
Theo ông Putin, trong tương lai, Liên minh Âu-Á sẽ trở thành một thành viên đối thoại với Liên minh châu Âu (EU), do đó việc tham gia liên minh này, ngoài lợi ích kinh tế trực tiếp, còn cho phép mỗi nước thành viên hội nhập với châu Âu nhanh chóng hơn và trên vị thế vững chắc hơn.
Bên cạnh đó, một hệ thống quan hệ đối tác Liên minh Âu-Á và EU cân bằng, hợp lý về mặt kinh tế có khả năng tạo ra những điều kiện thực tế có thể làm thay đổi cục diện địa chính trị và địa kinh tế của toàn châu lục và chắc chắn có hiệu ứng tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Ngoài ra, ông Putin cho biết thêm Liên minh thuế quan, dự kiến sắp tới sẽ có thêm các thành viên mới là Kyrgyzstan và Tajikistan, đã bắt đầu tiến hành đàm phán với EU về việc thành lập khu vực thương mại tự do.
Nga sẽ hối thúc các nước thành viên Liên minh thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất đưa ra lập trường đồng thuận tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến diễn ra năm 2012 tại Vladivostok (Nga), nơi các nước sẽ tập trung thảo luận tiến trình tự do hóa thương mại và dỡ bỏ các rào cản trên con đường hội nhập kinh tế.
Sáng kiến trên được ông Putin đưa ra trong bối cảnh Nga sắp kết thúc tiến trình đàm phán kéo dài 18 năm để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)./.
(TTXVN/Vietnam+)