Ngày 11/3, hai năm sau khi xảy ra trận động đất-sóng thần kinh hoàng với cường độ 9 độ Richter ở miền Đông Bắc Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh quyết tâm đẩy nhanh công tác tái thiết sau thảm họa này.
Trong một thông điệp được ghi hình và đăng trên kênh chính thức You Tube của Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe nhấn mạnh nếu mùa Xuân không đến được Tohoku, thì mùa Xuân thực sự cũng không thể đến với Nhật Bản.
Sau khi lên nắm quyền hồi tháng 12/2012, ông Abe đã đến thăm tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Fukushima là nơi diễn ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất của Nhật Bản. Thủ tướng cũng đã kêu gọi người dân ủng hộ các tỉnh này thông qua các chương trình hiến tặng, tình nguyện, thăm và mua các sản phẩm trong nước.
Cho rằng chính phủ trước đã chậm trễ trong việc thực hiện công tác tái thiết khu vực bị tàn phá bởi trận động đất-sóng thần năm 2011, Thủ tướng Abe đã thực hiện các biện pháp mới, như tăng số ngân sách được phân bổ cho công tác tái thiết từ 19.000 tỷ yen lên 25.000 tỷ yen trong giai đoạn 5 năm tính từ tài khóa 2011.
Chính phủ Thủ tướng Abe cũng quyết tâm tạo điều kiện cho các tỉnh và thành phố bị ảnh hưởng bởi thiên tai sử dụng trợ cấp của nhà nước để tái thiết, đồng thời tiến hành các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ những người sơ tán trở về Fukushima cũng như tái xây dựng nhà ở cho những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Theo thống kê mới nhất của Cơ quan cảnh sát quốc gia (NPA) Nhật Bản, trận động đất-sóng thần cách đây hai năm đã cướp đi sinh mạng của 15.881 người và làm 2.668 người mất tích. Cơ quan tái thiết của Nhật Bản cho hay khoảng 315.000 người dân ở các vùng bị tàn phá bởi trận thiên tai này vẫn sống trong cảnh tha hương suốt 2 năm qua, trong số này có khoảng 57.000 người dân Fukushima.
[54.000 dân ở tỉnh Fukushima chưa thể trở về nhà]
Nhật Bản vẫn đang tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của chất phóng xạ đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Sự cố hạt nhân cũng gây không ít khó khăn cho kinh tế Nhật Bản khi chỉ có 2 trên tổng số 54 lò phản ứng hiện đang hoạt động, dẫn tới tình trạng thiếu điện trầm trọng và đẩy Nhật Bản vào tình thế phải nhanh chóng giải quyết bài toán năng lượng, trong đó nhiệt điện là lựa chọn thực tế nhất. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện khiến các công ty điện lực gặp nhiều khó khăn vào thời điểm giá đồng yen đang giảm mạnh./.
Trong một thông điệp được ghi hình và đăng trên kênh chính thức You Tube của Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe nhấn mạnh nếu mùa Xuân không đến được Tohoku, thì mùa Xuân thực sự cũng không thể đến với Nhật Bản.
Sau khi lên nắm quyền hồi tháng 12/2012, ông Abe đã đến thăm tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Fukushima là nơi diễn ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất của Nhật Bản. Thủ tướng cũng đã kêu gọi người dân ủng hộ các tỉnh này thông qua các chương trình hiến tặng, tình nguyện, thăm và mua các sản phẩm trong nước.
Cho rằng chính phủ trước đã chậm trễ trong việc thực hiện công tác tái thiết khu vực bị tàn phá bởi trận động đất-sóng thần năm 2011, Thủ tướng Abe đã thực hiện các biện pháp mới, như tăng số ngân sách được phân bổ cho công tác tái thiết từ 19.000 tỷ yen lên 25.000 tỷ yen trong giai đoạn 5 năm tính từ tài khóa 2011.
Chính phủ Thủ tướng Abe cũng quyết tâm tạo điều kiện cho các tỉnh và thành phố bị ảnh hưởng bởi thiên tai sử dụng trợ cấp của nhà nước để tái thiết, đồng thời tiến hành các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ những người sơ tán trở về Fukushima cũng như tái xây dựng nhà ở cho những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Theo thống kê mới nhất của Cơ quan cảnh sát quốc gia (NPA) Nhật Bản, trận động đất-sóng thần cách đây hai năm đã cướp đi sinh mạng của 15.881 người và làm 2.668 người mất tích. Cơ quan tái thiết của Nhật Bản cho hay khoảng 315.000 người dân ở các vùng bị tàn phá bởi trận thiên tai này vẫn sống trong cảnh tha hương suốt 2 năm qua, trong số này có khoảng 57.000 người dân Fukushima.
[54.000 dân ở tỉnh Fukushima chưa thể trở về nhà]
Nhật Bản vẫn đang tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của chất phóng xạ đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.
Sự cố hạt nhân cũng gây không ít khó khăn cho kinh tế Nhật Bản khi chỉ có 2 trên tổng số 54 lò phản ứng hiện đang hoạt động, dẫn tới tình trạng thiếu điện trầm trọng và đẩy Nhật Bản vào tình thế phải nhanh chóng giải quyết bài toán năng lượng, trong đó nhiệt điện là lựa chọn thực tế nhất. Tuy nhiên, chi phí nhiên liệu phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện khiến các công ty điện lực gặp nhiều khó khăn vào thời điểm giá đồng yen đang giảm mạnh./.
Như Mai (TTXVN)