Từ hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ tự phát lúc đầu, các chợ của người Việt tại tỉnh Udon Thani và một số tỉnh có đông Việt kiều sinh sống ở vùng Đông bắc Thái Lan phát triển từng bước, có quy mô hơn và trở thành đầu mối giao thương ở những địa phương đó.
Đến thăm một khu chợ tại Udon Thani, nơi được ví như “thủ phủ” của cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan, ta có cảm giác như được trở về với quê hương bởi tại đây có thể tìm thấy rất nhiều món ăn đặc trưng của Việt Nam được bày bán trên các quầy hàng, cho dù chẳng có tấm biển nào đề ghi bằng tiếng Việt.
Thú vị hơn nữa là có thể trực tiếp giao tiếp bằng tiếng Việt với các chủ hàng và cả khách mua hàng là người dân địa phương hay từ Bangkok ghé vào chợ ở thị xã Mương của tỉnh này.
Udon Thani là một trong những tỉnh có đông Việt kiều sinh sống nhiều nhất ở Thái Lan, với không ít thành viên đang góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống và giúp làm nổi danh thêm món ăn đặc trưng của Việt Nam tại xứ người.
Người Thái gốc Việt chiếm tới 40-50% số tiểu thương trong chợ Khet Saban 1, chợ thực phẩm lâu đời nhất ở thị xã Mương tại Udon Thani, cách Bangkok khoảng 600km về phía Đông Bắc.
Chợ mở cửa từ sáng sớm và vãn chợ vào lúc 2 giờ chiều hàng ngày, đông nhất trong dịp lễ tết hay ngày lễ Phật hàng tháng.
Có khá đông bà con bán hàng trong chợ kể trên cũng như Talat 5 Yaek (chợ chủ yếu bán hàng dệt may) hay các chợ khác, một phần do có những thời kỳ họ không được phép làm những ngành nghề mà người Thái đang làm, nên buộc phải lấy chạy chợ làm nghề kiếm sống.
Do nhiều lý do khác nhau mà phải tản cư sang Lào rồi qua Thái Lan sinh sống, bà con người Việt ban đầu thường quần tụ gần nhau để có thể hỗ trợ lẫn nhau, dần dần hình thành nên cụm dân cư giống như làng chợ của cộng đồng người Việt ở xứ “chùa Vàng.”
Thêm nữa tại xứ người, họ cũng có nhu cầu cần nấu nướng, thưởng thức các món ăn truyền thống nên từ đó hình thành khu chợ Việt để cung cấp những thức ăn mang hương vị quê nhà. Có cả chức năng cầu nối giao lưu văn hóa, chợ giúp mở rộng tình hữu nghị của cộng đồng Việt kiều với bè bạn Thái, giúp họ hiểu hơn về đất nước con người Việt Nam.
Giò chả, nem nướng hay bánh trưng do người Việt làm ra qua bao đời nay dù ở đây ít nhiều phảng phất hương vị Thái nhưng vẫn giữ “bí quyết” gia truyền, vì thế được cả kiều bào lẫn người Thái ưa thích.
Đối với người Việt Nam, mỗi khi đến nơi này đều ngạc nhiên một cách thích thú và rất lấy làm tự hào trước một nghề truyền thống, một món ăn của đất nước mình đã có mặt và phát triển trên đất Thái Lan./.
Đến thăm một khu chợ tại Udon Thani, nơi được ví như “thủ phủ” của cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan, ta có cảm giác như được trở về với quê hương bởi tại đây có thể tìm thấy rất nhiều món ăn đặc trưng của Việt Nam được bày bán trên các quầy hàng, cho dù chẳng có tấm biển nào đề ghi bằng tiếng Việt.
Thú vị hơn nữa là có thể trực tiếp giao tiếp bằng tiếng Việt với các chủ hàng và cả khách mua hàng là người dân địa phương hay từ Bangkok ghé vào chợ ở thị xã Mương của tỉnh này.
Udon Thani là một trong những tỉnh có đông Việt kiều sinh sống nhiều nhất ở Thái Lan, với không ít thành viên đang góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống và giúp làm nổi danh thêm món ăn đặc trưng của Việt Nam tại xứ người.
Người Thái gốc Việt chiếm tới 40-50% số tiểu thương trong chợ Khet Saban 1, chợ thực phẩm lâu đời nhất ở thị xã Mương tại Udon Thani, cách Bangkok khoảng 600km về phía Đông Bắc.
Chợ mở cửa từ sáng sớm và vãn chợ vào lúc 2 giờ chiều hàng ngày, đông nhất trong dịp lễ tết hay ngày lễ Phật hàng tháng.
Có khá đông bà con bán hàng trong chợ kể trên cũng như Talat 5 Yaek (chợ chủ yếu bán hàng dệt may) hay các chợ khác, một phần do có những thời kỳ họ không được phép làm những ngành nghề mà người Thái đang làm, nên buộc phải lấy chạy chợ làm nghề kiếm sống.
Do nhiều lý do khác nhau mà phải tản cư sang Lào rồi qua Thái Lan sinh sống, bà con người Việt ban đầu thường quần tụ gần nhau để có thể hỗ trợ lẫn nhau, dần dần hình thành nên cụm dân cư giống như làng chợ của cộng đồng người Việt ở xứ “chùa Vàng.”
Thêm nữa tại xứ người, họ cũng có nhu cầu cần nấu nướng, thưởng thức các món ăn truyền thống nên từ đó hình thành khu chợ Việt để cung cấp những thức ăn mang hương vị quê nhà. Có cả chức năng cầu nối giao lưu văn hóa, chợ giúp mở rộng tình hữu nghị của cộng đồng Việt kiều với bè bạn Thái, giúp họ hiểu hơn về đất nước con người Việt Nam.
Giò chả, nem nướng hay bánh trưng do người Việt làm ra qua bao đời nay dù ở đây ít nhiều phảng phất hương vị Thái nhưng vẫn giữ “bí quyết” gia truyền, vì thế được cả kiều bào lẫn người Thái ưa thích.
Đối với người Việt Nam, mỗi khi đến nơi này đều ngạc nhiên một cách thích thú và rất lấy làm tự hào trước một nghề truyền thống, một món ăn của đất nước mình đã có mặt và phát triển trên đất Thái Lan./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)