Đốt thực bì và vàng mã dưới thời tiết nắng nóng, có lúc lên tới 38 độ C, cùng với khô hạn kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ cháy rừng trong thời gian gần đây ở các địa phương tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Gần đây nhất là trưa 12/8, một vụ cháy rừng thông đã xảy ra tại khu vực dốc Đốt, núi Túc Tiên, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, gây thiệt hại gần 10 ha rừng. Nguyên nhân gây ra cháy do người dân đi thắp nhang viếng mộ, bởi đây là nơi tập trung nhiều lăng mộ. Hàng trăm chiến sĩ bộ đội, công an, lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ, người dân địa phương được huy động để dập lửa.
Rừng cảnh quan ở Thừa Thiên - Huế có đặc điểm ở gần khu dân cư, xen lẫn giữa các khu lăng mộ. Các vụ cháy xảy ra đều được xác định là do sự chủ quan của người dân khi đi viếng mộ, thắp hương, đốt vàng mã, nhưng khi ra về không biết ngọn lửa đã tắt hay chưa.
Hậu quả khi gặp trời hanh, khô, gió lớn, lửa bốc cháy nhanh. Chính quyền và lực lượng công an đã tích cực điều tra tìm hiểu nguyên nhân các vụ cháy, tuy nhiên vẫn chưa xử lý được đối tượng nào gây ra tình trạng cháy rừng.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác gây cháy rừng ở Thừa Thiên- Huế gần đây là việc phát thực bì, như vụ cháy rừng keo 4- 5 tuổi của 60 hộ dân tại đồi 303 thuộc thôn 1, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, với diện tích bị hư hại vào khoảng trên 30 ha, ước tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Tuy vậy, việc xử phạt các đối tượng đốt thực bì gây cháy mới chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính, chưa đủ sức để răn đe.
Với phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời, thị xã Hương Trà đã triển khai các biện pháp cấp bách trong mùa nắng nóng như: thành lập, củng cố và kiện toàn 72 tổ, đội bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ở các thôn, tổ phố với trên 1.140 người; bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách (trên 80 người); hợp đồng định suất Bảo vệ rừng-Phòng chống cháy rừng tại 11 xã, phường trọng điểm có rừng.
Hương Trà còn thực hiện ký cam kết BVR-PCCR đến 1.800 hộ ven rừng; xây dựng phương án Bảo vệ rừng-Phòng chống cháy rừng và thường xuyên kiểm tra việc bố trí lực lượng, phương tiện để khi phát hiện có đám cháy phải huy động được lực lượng dập tắt kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây nên...
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cho biết: Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy Bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, theo dõi giám sát việc thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, các chủ rừng; tổ chức trực chỉ huy, trực ban, kịp thời thông báo và huy động lực lượng ứng cứu khi có cháy rừng; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông báo cấp cháy rừng trong mùa khô nóng cho toàn thể nhân dân biết để thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, không được đốt thực bì, thắp nhang, đốt vàng mã hoặc tiến hành các hoạt động dễ gây cháy khác tại các khu vực rừng cảnh quan và vùng lân cận.
Tỉnh thực hiện công tác phòng ngừa và sẵn sàng tham gia chữa cháy nếu có cháy rừng xảy ra theo phương châm "4 tại chỗ".../.
Gần đây nhất là trưa 12/8, một vụ cháy rừng thông đã xảy ra tại khu vực dốc Đốt, núi Túc Tiên, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, gây thiệt hại gần 10 ha rừng. Nguyên nhân gây ra cháy do người dân đi thắp nhang viếng mộ, bởi đây là nơi tập trung nhiều lăng mộ. Hàng trăm chiến sĩ bộ đội, công an, lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ, người dân địa phương được huy động để dập lửa.
Rừng cảnh quan ở Thừa Thiên - Huế có đặc điểm ở gần khu dân cư, xen lẫn giữa các khu lăng mộ. Các vụ cháy xảy ra đều được xác định là do sự chủ quan của người dân khi đi viếng mộ, thắp hương, đốt vàng mã, nhưng khi ra về không biết ngọn lửa đã tắt hay chưa.
Hậu quả khi gặp trời hanh, khô, gió lớn, lửa bốc cháy nhanh. Chính quyền và lực lượng công an đã tích cực điều tra tìm hiểu nguyên nhân các vụ cháy, tuy nhiên vẫn chưa xử lý được đối tượng nào gây ra tình trạng cháy rừng.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác gây cháy rừng ở Thừa Thiên- Huế gần đây là việc phát thực bì, như vụ cháy rừng keo 4- 5 tuổi của 60 hộ dân tại đồi 303 thuộc thôn 1, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, với diện tích bị hư hại vào khoảng trên 30 ha, ước tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Tuy vậy, việc xử phạt các đối tượng đốt thực bì gây cháy mới chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính, chưa đủ sức để răn đe.
Với phương châm phòng là chính, chữa cháy kịp thời, thị xã Hương Trà đã triển khai các biện pháp cấp bách trong mùa nắng nóng như: thành lập, củng cố và kiện toàn 72 tổ, đội bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng ở các thôn, tổ phố với trên 1.140 người; bố trí lực lượng bảo vệ chuyên trách (trên 80 người); hợp đồng định suất Bảo vệ rừng-Phòng chống cháy rừng tại 11 xã, phường trọng điểm có rừng.
Hương Trà còn thực hiện ký cam kết BVR-PCCR đến 1.800 hộ ven rừng; xây dựng phương án Bảo vệ rừng-Phòng chống cháy rừng và thường xuyên kiểm tra việc bố trí lực lượng, phương tiện để khi phát hiện có đám cháy phải huy động được lực lượng dập tắt kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây nên...
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cho biết: Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có công điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy Bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, theo dõi giám sát việc thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, các chủ rừng; tổ chức trực chỉ huy, trực ban, kịp thời thông báo và huy động lực lượng ứng cứu khi có cháy rừng; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông báo cấp cháy rừng trong mùa khô nóng cho toàn thể nhân dân biết để thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, không được đốt thực bì, thắp nhang, đốt vàng mã hoặc tiến hành các hoạt động dễ gây cháy khác tại các khu vực rừng cảnh quan và vùng lân cận.
Tỉnh thực hiện công tác phòng ngừa và sẵn sàng tham gia chữa cháy nếu có cháy rừng xảy ra theo phương châm "4 tại chỗ".../.
Quốc Việt (TTXVN)