Mở rộng khu bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng là hướng đi đúng đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục triển khai thực hiện tại khu vực Rú Chá - Cồn Tè (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà) và nhân rộng ra nhiều vùng khác trong tỉnh.
Cồn Tè là khu đất ngập nước nằm ở cuối sông Hương và đối diện với cửa biển Thuận An, có tổng diện tích hơn 30 ha. Năm 2010, các loại cây ngập mặn gồm bần, sú, mắm và đước được đưa vào trồng ở Cồn Tè thông qua dự án "Thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước cấp cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên-Huế" do Tổng cục Hợp tác và và phát triển Hà Lan (CSRD) tài trợ. Có 40 người dân trong vùng thực hiện trồng rừng theo dự án.
Đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện trên diện tích 4.000m2 cho thấy: Tỷ lệ cây sống và phát triển đạt 75%. Cây phát triển tốt, cây bần tỷ lệ sống cao, đạt 80% và hiện đã cho hoa ở một số cây; cây mắm đạt tỷ lệ sống 100%; cây sú và đước phát triển chậm hơn, nhưng tỉ lệ sống khá cao. Bên cạnh sự phát triển của cây ngập mặn, khu vực này được bồi đắp phù sa nhiều hơn 10 cm so với những khu vực xung quanh không có trồng cây ngập mặn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế, 100% người dân trong vùng mong muốn diện tích cây ngập mặn được mở rộng hơn. Nhà nước hỗ trợ một phần, người dân đứng ra lập kế hoạch mở rộng diện tích rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu đang là một việc làm tích cực ở Hương Phong.
Tương tự, cách Cồn Tè khoảng 1 km về hướng Đông Bắc là khu rừng ngập mặn Rú Chá có diện tích khoảng 3,5 ha, tồn tại cách đây hơn 100 năm. Theo người dân địa phương, mỗi lần có lụt, bão thì những khu vực bên trong Rú Chá bị tác động rất ít so với những khu vực khác. Không những thế Rú Chá còn là nơi lánh nạn của người dân trong những đợt lụt bão lớn.
Khu vực Rá Chá có hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú với nhiều loài tôm, cá, chim... đặc trưng của vùng đầm phá Tam Giang, tạo nguồn sinh kế lớn cho người dân. Người dân ở đây nhận thức rất rõ vai trò của rừng ngập mặn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và mong muốn mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Đã có thời kỳ, rừng Rú Chá bị chặt phá cây làm củi hay lấy đất làm hồ nuôi tôm nhưng từ khi chính quyền quy hoạch vùng bảo vệ, người dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát triển diện tích rừng tại Rú Chá, từ 5ha lên hiện nay hơn 20ha.
Định hướng của thị xã Hương Trà là qui hoạch và phát triển diện tích rừng ngập mặn ở đây lên hơn 300 ha; trong đó riêng địa bàn xã Hương Phong là 70 ha. Theo quy hoạch ở đây, việc trồng rừng ngập mặn sẽ đồng thời với việc phát triển các ngành dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái nếu kết nối tốt hơn với hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang./.
Cồn Tè là khu đất ngập nước nằm ở cuối sông Hương và đối diện với cửa biển Thuận An, có tổng diện tích hơn 30 ha. Năm 2010, các loại cây ngập mặn gồm bần, sú, mắm và đước được đưa vào trồng ở Cồn Tè thông qua dự án "Thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước cấp cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên-Huế" do Tổng cục Hợp tác và và phát triển Hà Lan (CSRD) tài trợ. Có 40 người dân trong vùng thực hiện trồng rừng theo dự án.
Đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện trên diện tích 4.000m2 cho thấy: Tỷ lệ cây sống và phát triển đạt 75%. Cây phát triển tốt, cây bần tỷ lệ sống cao, đạt 80% và hiện đã cho hoa ở một số cây; cây mắm đạt tỷ lệ sống 100%; cây sú và đước phát triển chậm hơn, nhưng tỉ lệ sống khá cao. Bên cạnh sự phát triển của cây ngập mặn, khu vực này được bồi đắp phù sa nhiều hơn 10 cm so với những khu vực xung quanh không có trồng cây ngập mặn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế, 100% người dân trong vùng mong muốn diện tích cây ngập mặn được mở rộng hơn. Nhà nước hỗ trợ một phần, người dân đứng ra lập kế hoạch mở rộng diện tích rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu đang là một việc làm tích cực ở Hương Phong.
Tương tự, cách Cồn Tè khoảng 1 km về hướng Đông Bắc là khu rừng ngập mặn Rú Chá có diện tích khoảng 3,5 ha, tồn tại cách đây hơn 100 năm. Theo người dân địa phương, mỗi lần có lụt, bão thì những khu vực bên trong Rú Chá bị tác động rất ít so với những khu vực khác. Không những thế Rú Chá còn là nơi lánh nạn của người dân trong những đợt lụt bão lớn.
Khu vực Rá Chá có hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú với nhiều loài tôm, cá, chim... đặc trưng của vùng đầm phá Tam Giang, tạo nguồn sinh kế lớn cho người dân. Người dân ở đây nhận thức rất rõ vai trò của rừng ngập mặn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và mong muốn mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Đã có thời kỳ, rừng Rú Chá bị chặt phá cây làm củi hay lấy đất làm hồ nuôi tôm nhưng từ khi chính quyền quy hoạch vùng bảo vệ, người dân đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát triển diện tích rừng tại Rú Chá, từ 5ha lên hiện nay hơn 20ha.
Định hướng của thị xã Hương Trà là qui hoạch và phát triển diện tích rừng ngập mặn ở đây lên hơn 300 ha; trong đó riêng địa bàn xã Hương Phong là 70 ha. Theo quy hoạch ở đây, việc trồng rừng ngập mặn sẽ đồng thời với việc phát triển các ngành dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái nếu kết nối tốt hơn với hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang./.
Quốc Việt (TTXVN)