Thuốc trị hiếm muộn không gây ung thư

Sử dụng các dược phẩm điều trị hiếm muộn không làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư buồng trứng như các ý kiến đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Hội Ung thư Đan Mạch công bố ngày 6/2.

Sử dụng các dược phẩm điều trị hiếm muộn không làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư buồng trứng như các ý kiến đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua. Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Hội Ung thư Đan Mạch công bố ngày 6/2.
 
Các nhà khoa học đã nghiên cứu bệnh án của khoảng 52.362 phụ nữ gặp vấn đề về khả năng sinh sản tại các bệnh viện của Đan Mạch trong thời gian 1963-1998. Kết quả cho thấy không loại thuốc nào trong 4 nhóm thuốc điều trị hiếm muộn hiện nay liên quan đến khả năng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ngay cả ở những phụ nữ đã chữa trị theo liệu pháp này hơn 10 lần.
 
Trước đây giới nghiên cứu cho rằng phần lớn các ca ung thư buồng trứng đều bắt nguồn từ một lớp của tế bào biểu mô xung quanh buồng trứng và chu trình phá hủy và hồi phục tự nhiên xảy ra trong quá trình rụng trứng có thể tác động xấu tới cấu tử cơ bản của tế bào di truyền (ADN) và dẫn đến ung thư. Vì thế, sử dụng thuốc kích thích rụng trứng trong điều trị hiếm muộn được coi là một trong những nguyên nhân gây ung thư buồng trứng.
 
Tuy nhiên, công trình trên của các nhà khoa học Đan Mạch đã chứng minh điều ngược lại. Theo giới chuyên môn, nghiên cứu này là thông tin rất quan trọng và hữu ích dành tặng cho các bác sĩ và bệnh nhân do ngày càng có nhiều phụ nữ phải điều trị hiếm muộn.
 
Các nhóm thuốc hiếm muộn được nghiên cứu trong công trình này gồm Gonadotrophins, Clomifenes, Chorionic gonadotrophin và Gonadotrophin giải phóng hoócmôn./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục