Rất nhiều người dân ở các tỉnh, thành phía Bắc vẫn còn luyến tiếc với thương hiệu ngói Hương Canh- một sản phẩm thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nghệ nhân làng gốm Hương Canh, ông Nguyễn Thanh, cho biết ngói Hương Canh trước đây có màu sắc đẹp, độ bóng và độ cứng cao, sản phẩm ít cong vênh, viên ngói dày chống mưa nắng tốt, vì thế mà nổi tiếng được nhiều người khắp các tỉnh, thành biết tới.
Ai đã sử dụng sản phẩm ngói Hương Canh chính hiệu đều có đánh giá cao loại ngói này vìi ít khi bị rêu phong, cáu bẩn, bởi bề mặt viên ngói nhẵn và cứng, mọi thứ tạp chất bám lên viên ngói, chỉ sau một trận mưa lớn đều theo nước mưa trôi khỏi mái nhà và màu sắc của viên ngói vẫn gần như mới.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất ngói có uy tín làm ra sản phẩm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó, lời lãi hàng chục phần trăm thì thương hiệu ngói Hương Canh có thời lừng danh, lại đang rơi vào quên lãng...
Ngoài lý do nguồn nguyên liệu làng nghề này đang bị cạn kiệt, thì điều đáng lưu tâm hơn chính là người Hương Canh đã tự làm mất uy tín, làm lu mờ thương hiệu sản phẩm của mình.
Theo ông Thanh cùng người dân từng làm nghề ngói, nghề gốm ở Hương Canh, năm 1987, Hợp tác xã gốm Hương Canh giải thể do Nhà nước có chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp, hàng gốm cùng thời điểm ít được dùng hơn khi đồ dùng bằng nhôm, đồ nhựa, sứ... Từ đó, người dân ít dùng sản phẩm gốm hơn, người dân Hương Canh chuyển từ sản xuất gốm sang sản xuất ngói lợp là chủ yếu để làm kế mưu sinh.
Chỉ một thời gian ngắn, Hương Canh có hàng trăm lò ngói hoạt động suốt ngày đêm, sản phẩm làm ra tiêu thụ dễ dàng và người dân nơi đây thấy nguồn lợi làm ngói mang lại là rất lớn.
Nhưng việc sản xuất ngói ồ ạt của hàng trăm lò đã bắt đầu gây ra những vấn đề phức tạp, đó là nạn khai thác đất nông nghiệp trái phép diễn ra trên diện rộng. Hệ thống kênh, mương phục vụ tưới tiêu bị phá vỡ sự liên thông; ao, hồ, đầm ở địa phương cũng bị đào bới ảnh hưởng đến khả năng dự trữ nước và nuôi trồng thủy sản.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương bắt đầu thắt chặt việc sản xuất ngói với mong muốn tránh sự ô nhiễm môi trường quá mức, kiểm soát việc khai thác đất nguyên liệu làm ngói. Khi nguồn đất khan hiếm, bà con sản xuất viên ngói mỏng hơn, nhẹ hơn trước nhiều để đỡ tốn nguyên liệu, dễ dàng cho việc bốc vác và vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Vệc làm này đã bị người tiêu dùng ở các tỉnh, thành khác tẩy chay sản phẩm ngói lợp của người dân nơi đây, họ chê đủ điều rằng viên ngói mỏng manh không còn tốt như xưa và ngói mỏng không có khả năng chống nóng cho ngôi nhà khi nắng hè gay gắt. Ngói Hương Canh vì thế mà rơi vào ế ẩm.
Túng quá làm liều, một số người dân làng nghề này đã lấy khuôn mẫu ngói của họ đang làm xóa bỏ chữ "Hương Canh," trộm thương hiệu ngói "Sông Cầu" và thế vào khuôn mẫu của mình với mong muốn bán chạy hàng, nhưng chấp nhận rẻ hơn sản phẩm của mình từng được người tiêu dùng ưa chuộng trước đó. Tuy nhiên, hành vi gian lận này không lâu sau cũng bị khách hàng phát hiện và họ đồng loạt quay lưng với sản phẩm của người dân làng nghề Hương Canh.
Người làm ngói Hương Canh phải từ bỏ nghề từ sau năm 2000 là chủ yếu vì sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, rẻ mạt. Đến nay những lò ngói còn lại ở đây hầu hết trở thành hoang tàn.
Giờ đây, cho dù các cấp chính quyền và ngành chức năng ở Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp khôi phục làng nghề gốm Hương Canh nhưng tất cả gần như đã quá muộn bởi những người làm nên thương hiệu làng nghề này đã đánh mất niềm tin, uy tín đối với khách hàng. Đây là bài học cho những doanh nghiệp, làng nghề không coi trọng chất lượng sản phẩm, thương hiệu./.
Nghệ nhân làng gốm Hương Canh, ông Nguyễn Thanh, cho biết ngói Hương Canh trước đây có màu sắc đẹp, độ bóng và độ cứng cao, sản phẩm ít cong vênh, viên ngói dày chống mưa nắng tốt, vì thế mà nổi tiếng được nhiều người khắp các tỉnh, thành biết tới.
Ai đã sử dụng sản phẩm ngói Hương Canh chính hiệu đều có đánh giá cao loại ngói này vìi ít khi bị rêu phong, cáu bẩn, bởi bề mặt viên ngói nhẵn và cứng, mọi thứ tạp chất bám lên viên ngói, chỉ sau một trận mưa lớn đều theo nước mưa trôi khỏi mái nhà và màu sắc của viên ngói vẫn gần như mới.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã sản xuất ngói có uy tín làm ra sản phẩm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó, lời lãi hàng chục phần trăm thì thương hiệu ngói Hương Canh có thời lừng danh, lại đang rơi vào quên lãng...
Ngoài lý do nguồn nguyên liệu làng nghề này đang bị cạn kiệt, thì điều đáng lưu tâm hơn chính là người Hương Canh đã tự làm mất uy tín, làm lu mờ thương hiệu sản phẩm của mình.
Theo ông Thanh cùng người dân từng làm nghề ngói, nghề gốm ở Hương Canh, năm 1987, Hợp tác xã gốm Hương Canh giải thể do Nhà nước có chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp, hàng gốm cùng thời điểm ít được dùng hơn khi đồ dùng bằng nhôm, đồ nhựa, sứ... Từ đó, người dân ít dùng sản phẩm gốm hơn, người dân Hương Canh chuyển từ sản xuất gốm sang sản xuất ngói lợp là chủ yếu để làm kế mưu sinh.
Chỉ một thời gian ngắn, Hương Canh có hàng trăm lò ngói hoạt động suốt ngày đêm, sản phẩm làm ra tiêu thụ dễ dàng và người dân nơi đây thấy nguồn lợi làm ngói mang lại là rất lớn.
Nhưng việc sản xuất ngói ồ ạt của hàng trăm lò đã bắt đầu gây ra những vấn đề phức tạp, đó là nạn khai thác đất nông nghiệp trái phép diễn ra trên diện rộng. Hệ thống kênh, mương phục vụ tưới tiêu bị phá vỡ sự liên thông; ao, hồ, đầm ở địa phương cũng bị đào bới ảnh hưởng đến khả năng dự trữ nước và nuôi trồng thủy sản.
Trước tình hình đó, chính quyền địa phương bắt đầu thắt chặt việc sản xuất ngói với mong muốn tránh sự ô nhiễm môi trường quá mức, kiểm soát việc khai thác đất nguyên liệu làm ngói. Khi nguồn đất khan hiếm, bà con sản xuất viên ngói mỏng hơn, nhẹ hơn trước nhiều để đỡ tốn nguyên liệu, dễ dàng cho việc bốc vác và vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ. Vệc làm này đã bị người tiêu dùng ở các tỉnh, thành khác tẩy chay sản phẩm ngói lợp của người dân nơi đây, họ chê đủ điều rằng viên ngói mỏng manh không còn tốt như xưa và ngói mỏng không có khả năng chống nóng cho ngôi nhà khi nắng hè gay gắt. Ngói Hương Canh vì thế mà rơi vào ế ẩm.
Túng quá làm liều, một số người dân làng nghề này đã lấy khuôn mẫu ngói của họ đang làm xóa bỏ chữ "Hương Canh," trộm thương hiệu ngói "Sông Cầu" và thế vào khuôn mẫu của mình với mong muốn bán chạy hàng, nhưng chấp nhận rẻ hơn sản phẩm của mình từng được người tiêu dùng ưa chuộng trước đó. Tuy nhiên, hành vi gian lận này không lâu sau cũng bị khách hàng phát hiện và họ đồng loạt quay lưng với sản phẩm của người dân làng nghề Hương Canh.
Người làm ngói Hương Canh phải từ bỏ nghề từ sau năm 2000 là chủ yếu vì sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, rẻ mạt. Đến nay những lò ngói còn lại ở đây hầu hết trở thành hoang tàn.
Giờ đây, cho dù các cấp chính quyền và ngành chức năng ở Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều biện pháp khôi phục làng nghề gốm Hương Canh nhưng tất cả gần như đã quá muộn bởi những người làm nên thương hiệu làng nghề này đã đánh mất niềm tin, uy tín đối với khách hàng. Đây là bài học cho những doanh nghiệp, làng nghề không coi trọng chất lượng sản phẩm, thương hiệu./.
Nguyễn Trọng Lịch (Vietnam+)