Ngày 19/7, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn khoa học và công nghệ về an toàn Công trình thủy điện Hòa Bình đã chủ trì phiên họp thứ 19 của Hội đồng.
Hội đồng đã nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo về tình hình cung cấp điện và các hoạt động chung của hệ thống điện có liên quan tới an toàn Công trình thủy điện Hòa Bình đến tháng 6/2012. Công ty Thủy điện Hòa Bình báo cáo kết quả quan trắc Công trình thủy điện Hòa Bình năm 2011, trước lũ năm 2012 và công tác vận hành công trình năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012, báo cáo tình hình khí tượng thủy văn trong năm 2012 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình Nguyễn Văn Minh cho biết năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, Công ty đã quản lý, vận hành công trình đảm bảo an toàn và hiệu quả. Kết quả quan trắc công trình cho thấy trạng thái công trình ổn định, không có hiện tượng bất thường. “Công tác phòng chống lũ bão được chuẩn bị chu đáo. Công trình đủ điều kiện sẵn sàng tham gia chống lũ trong mùa mưa lũ năm 2012,” giám đốc Nguyễn Văn Minh khẳng định.
Tại Phiên họp, trên cơ sở các báo cáo của các cơ quan liên quan, các thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận và đưa ra những đánh giá, nhận định về điều kiện an toàn của công trình và cho rằng Công trình thủy điện Hòa Bình hiện đang ở trạng thái làm việc bình thường, tin cậy và an toàn, đủ điều kiện đón lũ năm 2012.
Theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Văn Tỵ, chuyên gia địa chất công trình, công tác quan trắc đã được thực hiện tốt, sự vận động của hệ thống Công trình thủy điện Hòa Bình diễn ra bình thường, ổn định, an toàn, đủ điều kiện đưa vào đón lũ năm 2012…
Đa số thành viên nhận định, tuy đã có những đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Sơn La đến chế độ thủy văn hồ Hòa Bình nhưng còn thiếu phân tích ảnh hưởng của các hồ chứa phía thượng nguồn trên địa phận Trung Quốc đến chế độ hạ du (cả mùa lũ và mùa kiệt)...
Các chuyên gia cho rằng cần tăng cường hoàn thiện hơn thiết bị quan trắc ở trạm Mường Tè, phân tích thật tốt để nắm quy luật về thủy văn, chủ động nghiên cứu sự biến đổi của dòng chảy, cùng với xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp để có cơ sở ra quyết định điều hành thực tế. Ngoài ra, cần quan trắc chất lượng nước hồ, sớm nghiên cứu, tiếp cận với phương pháp “vận hành hồ chứa theo thời gian thực” để vừa đảm bảo an toàn phòng lũ, vừa có điều kiện tích đủ nước cho hồ chứa; đồng thời nghiên cứu hiện tượng cạn kiệt của sông Đà trong hai năm liên tiếp…
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh các số liệu từ kết quả quan trắc đã khẳng định mức độ an toàn của Công trình thủy điện Hòa Bình trước mùa lũ bão năm 2012. Tuy nhiên, trước các ý kiến góp ý của các chuyên gia, Bộ trưởng cho rằng, vẫn cần đặc biệt quan tâm đến hiện tượng lún (mặc dù vẫn trong mức cho phép) với thiết bị theo dõi độ lún để đảm bảo độ tin cậy và cần theo dõi, đánh giá, hiện tượng thấm đang có xu hướng gia tăng.
Trong năm 2012, hồ chứa Sơn La sẽ được đưa vào vận hành, vì vậy cần xây dựng quy trình vận hành hồ chứa theo thời gian thực, để nâng cao hiệu quả sử dụng hồ nước. “Bộ sẽ sớm giao nhiệm vụ cấp nhà nước về đề tài này, ban hành quy trình quản lý, vận hành hồ chứa,” Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định.
Bộ trưởng cho rằng khi Thủy điện Sơn La được đưa vào sử dụng, cần kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi Hội đồng để đánh giá về mức độ an toàn cho Thủy điện Sơn La, Lai Châu.
Đánh giá công tác dự báo thủy văn, số liệu khu vực hồ thuộc thượng nguồn sông Đà là rất cần thiết, vì vậy Hội đồng sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện để sớm có thêm nguồn thông tin quan trọng này phục vụ công tác quan trắc toàn hệ thống sông Đà. Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng các trạm quan trắc phía biên giới phục vụ trực tiếp việc xử lý thông số khu vực này; đồng thời hoàn thành việc cấp phép sử dụng nước mặt hồ Hòa Bình, Sơn La…
Theo Bộ trưởng, để nâng cao chất lượng các cuộc họp Hội đồng tư vấn, cần tổ chức các chuyến công tác khảo sát thực tế, xem xét các vấn đề bất thường của hồ thủy điện trước khi hội đồng họp, cần có phương án ứng phó với sự cố khẩn cấp, tiên lượng các biến động về thời tiết, hiện tượng với đập phía thượng nguồn…
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết các ý kiến của các thành viên Hội đồng và các chuyên giá sẽ được Tổ thư ký ghi nhận, bổ sung để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng, giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đảm bảo an toàn các đập thủy điện và điều tiết chống lũ trong thời gian tới.
Hội đồng Tư vấn khoa học và công nghệ về an toàn Công trình thủy điện Hòa Bình gồm 18 thành viên, với sự tham gia của các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân là Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ công nhận các kết quả thẩm tra, kết luận về điều kiện an toàn của công trình để quyết định các giải pháp tăng cường hay cho phép đủ điều kiện chống lũ hoặc tích nước sau mùa lũ theo quy trình vận hành hồ chứa hiện hành. Xem xét và kết luận về các hiện tượng bất thường của công trình thủy điện Hòa Bình và kiến nghị các giải pháp xử lý kịp thời.
Hội đồng thẩm định các kết quả nghiên cứu, tính toán mới có liên quan đến an toàn công trình, quyết định các nhiệm vụ, kế hoạch quan trắc, tăng cường trang thiết bị, nghiên cứu khoa học về các hiện tượng lún, chuyển dịch, thẩm lậu, bồi lắng xói lở và các vấn đề môi trường và các vấn đề khác liên quan đến an toàn công trình. Hội đồng quyết định việc tổ chức, lưu trữ thông tin và tư liệu có liên quan đến an toàn công trình thủy điện Hòa Bình…
Hội đồng tư vấn để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng xem xét quyết định các giải pháp có liên quan đến an toàn công trình./.
Hội đồng đã nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo về tình hình cung cấp điện và các hoạt động chung của hệ thống điện có liên quan tới an toàn Công trình thủy điện Hòa Bình đến tháng 6/2012. Công ty Thủy điện Hòa Bình báo cáo kết quả quan trắc Công trình thủy điện Hòa Bình năm 2011, trước lũ năm 2012 và công tác vận hành công trình năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012, báo cáo tình hình khí tượng thủy văn trong năm 2012 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình Nguyễn Văn Minh cho biết năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, Công ty đã quản lý, vận hành công trình đảm bảo an toàn và hiệu quả. Kết quả quan trắc công trình cho thấy trạng thái công trình ổn định, không có hiện tượng bất thường. “Công tác phòng chống lũ bão được chuẩn bị chu đáo. Công trình đủ điều kiện sẵn sàng tham gia chống lũ trong mùa mưa lũ năm 2012,” giám đốc Nguyễn Văn Minh khẳng định.
Tại Phiên họp, trên cơ sở các báo cáo của các cơ quan liên quan, các thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận và đưa ra những đánh giá, nhận định về điều kiện an toàn của công trình và cho rằng Công trình thủy điện Hòa Bình hiện đang ở trạng thái làm việc bình thường, tin cậy và an toàn, đủ điều kiện đón lũ năm 2012.
Theo giáo sư-tiến sỹ khoa học Phạm Văn Tỵ, chuyên gia địa chất công trình, công tác quan trắc đã được thực hiện tốt, sự vận động của hệ thống Công trình thủy điện Hòa Bình diễn ra bình thường, ổn định, an toàn, đủ điều kiện đưa vào đón lũ năm 2012…
Đa số thành viên nhận định, tuy đã có những đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Sơn La đến chế độ thủy văn hồ Hòa Bình nhưng còn thiếu phân tích ảnh hưởng của các hồ chứa phía thượng nguồn trên địa phận Trung Quốc đến chế độ hạ du (cả mùa lũ và mùa kiệt)...
Các chuyên gia cho rằng cần tăng cường hoàn thiện hơn thiết bị quan trắc ở trạm Mường Tè, phân tích thật tốt để nắm quy luật về thủy văn, chủ động nghiên cứu sự biến đổi của dòng chảy, cùng với xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp để có cơ sở ra quyết định điều hành thực tế. Ngoài ra, cần quan trắc chất lượng nước hồ, sớm nghiên cứu, tiếp cận với phương pháp “vận hành hồ chứa theo thời gian thực” để vừa đảm bảo an toàn phòng lũ, vừa có điều kiện tích đủ nước cho hồ chứa; đồng thời nghiên cứu hiện tượng cạn kiệt của sông Đà trong hai năm liên tiếp…
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhấn mạnh các số liệu từ kết quả quan trắc đã khẳng định mức độ an toàn của Công trình thủy điện Hòa Bình trước mùa lũ bão năm 2012. Tuy nhiên, trước các ý kiến góp ý của các chuyên gia, Bộ trưởng cho rằng, vẫn cần đặc biệt quan tâm đến hiện tượng lún (mặc dù vẫn trong mức cho phép) với thiết bị theo dõi độ lún để đảm bảo độ tin cậy và cần theo dõi, đánh giá, hiện tượng thấm đang có xu hướng gia tăng.
Trong năm 2012, hồ chứa Sơn La sẽ được đưa vào vận hành, vì vậy cần xây dựng quy trình vận hành hồ chứa theo thời gian thực, để nâng cao hiệu quả sử dụng hồ nước. “Bộ sẽ sớm giao nhiệm vụ cấp nhà nước về đề tài này, ban hành quy trình quản lý, vận hành hồ chứa,” Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định.
Bộ trưởng cho rằng khi Thủy điện Sơn La được đưa vào sử dụng, cần kiến nghị Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi Hội đồng để đánh giá về mức độ an toàn cho Thủy điện Sơn La, Lai Châu.
Đánh giá công tác dự báo thủy văn, số liệu khu vực hồ thuộc thượng nguồn sông Đà là rất cần thiết, vì vậy Hội đồng sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện để sớm có thêm nguồn thông tin quan trọng này phục vụ công tác quan trắc toàn hệ thống sông Đà. Bên cạnh đó, cần sớm xây dựng các trạm quan trắc phía biên giới phục vụ trực tiếp việc xử lý thông số khu vực này; đồng thời hoàn thành việc cấp phép sử dụng nước mặt hồ Hòa Bình, Sơn La…
Theo Bộ trưởng, để nâng cao chất lượng các cuộc họp Hội đồng tư vấn, cần tổ chức các chuyến công tác khảo sát thực tế, xem xét các vấn đề bất thường của hồ thủy điện trước khi hội đồng họp, cần có phương án ứng phó với sự cố khẩn cấp, tiên lượng các biến động về thời tiết, hiện tượng với đập phía thượng nguồn…
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết các ý kiến của các thành viên Hội đồng và các chuyên giá sẽ được Tổ thư ký ghi nhận, bổ sung để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cơ quan chức năng, giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đảm bảo an toàn các đập thủy điện và điều tiết chống lũ trong thời gian tới.
Hội đồng Tư vấn khoa học và công nghệ về an toàn Công trình thủy điện Hòa Bình gồm 18 thành viên, với sự tham gia của các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân là Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ công nhận các kết quả thẩm tra, kết luận về điều kiện an toàn của công trình để quyết định các giải pháp tăng cường hay cho phép đủ điều kiện chống lũ hoặc tích nước sau mùa lũ theo quy trình vận hành hồ chứa hiện hành. Xem xét và kết luận về các hiện tượng bất thường của công trình thủy điện Hòa Bình và kiến nghị các giải pháp xử lý kịp thời.
Hội đồng thẩm định các kết quả nghiên cứu, tính toán mới có liên quan đến an toàn công trình, quyết định các nhiệm vụ, kế hoạch quan trắc, tăng cường trang thiết bị, nghiên cứu khoa học về các hiện tượng lún, chuyển dịch, thẩm lậu, bồi lắng xói lở và các vấn đề môi trường và các vấn đề khác liên quan đến an toàn công trình. Hội đồng quyết định việc tổ chức, lưu trữ thông tin và tư liệu có liên quan đến an toàn công trình thủy điện Hòa Bình…
Hội đồng tư vấn để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng xem xét quyết định các giải pháp có liên quan đến an toàn công trình./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)