Thụy Sĩ sẽ đóng góp 10 tỷ franc Thụy Sĩ (10,5 tỷ USD) trong 5 năm tới cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chủ yếu nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.
Sau khi được Hạ viện nhất trí, Thượng viện nước này ngày 11/3 cũng đã thông qua kế hoạch đóng góp trên nhằm tăng quỹ dự trữ đối phó với khủng hoảng của IMF thêm tổng cộng 430 tỷ USD.
Tuy nhiên, những người đối lập, chủ yếu là thành viên của đảng trung tả Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ, chỉ trích rằng mức đóng góp trên bị cắt giảm quá nhiều.
Cách đây hai năm, Quốc hội đã nhất trí đóng góp 30 tỷ franc để giúp IMF hỗ trợ cho các nước thực sự cần thiết.
Tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến một số đối tác thương mại chủ chốt của Thụy Sĩ, hơn nữa hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế thiếu ổn định cũng có thể đe dọa hình ảnh Thụy Sĩ như là một trung tâm tài chính.
Tháng 4/2012, Thụy Sĩ đã cam kết đóng góp cho IMF, nhưng còn phải chờ được Quốc hội thông qua.
Hạ viện Thụy Sĩ cuối năm ngoái đã đi đầu trong việc yêu cầu Quốc hội nước này cắt giảm 1/3 số tiền đóng góp của Thụy Sĩ.
Đa số nghị sĩ ủng hộ việc hạn chế đóng góp tài chính nhằm phòng ngừa những thách thức đối với khu vực tài chính công và khoản tiền 10 tỷ franc là đủ để chứng tỏ mức độ tin cậy của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ đã chính thức trở thành thành viên IMF qua cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc năm 1992.
Thụy Sĩ dẫn đầu nhóm khu vực gồm tám nước (cùng với Ba Lan, Serbia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan) trong IMF. Nhóm này hiện chiếm 2,8% tỷ lệ phiếu bầu trong IMF./.
Sau khi được Hạ viện nhất trí, Thượng viện nước này ngày 11/3 cũng đã thông qua kế hoạch đóng góp trên nhằm tăng quỹ dự trữ đối phó với khủng hoảng của IMF thêm tổng cộng 430 tỷ USD.
Tuy nhiên, những người đối lập, chủ yếu là thành viên của đảng trung tả Dân chủ Xã hội Thụy Sĩ, chỉ trích rằng mức đóng góp trên bị cắt giảm quá nhiều.
Cách đây hai năm, Quốc hội đã nhất trí đóng góp 30 tỷ franc để giúp IMF hỗ trợ cho các nước thực sự cần thiết.
Tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến một số đối tác thương mại chủ chốt của Thụy Sĩ, hơn nữa hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế thiếu ổn định cũng có thể đe dọa hình ảnh Thụy Sĩ như là một trung tâm tài chính.
Tháng 4/2012, Thụy Sĩ đã cam kết đóng góp cho IMF, nhưng còn phải chờ được Quốc hội thông qua.
Hạ viện Thụy Sĩ cuối năm ngoái đã đi đầu trong việc yêu cầu Quốc hội nước này cắt giảm 1/3 số tiền đóng góp của Thụy Sĩ.
Đa số nghị sĩ ủng hộ việc hạn chế đóng góp tài chính nhằm phòng ngừa những thách thức đối với khu vực tài chính công và khoản tiền 10 tỷ franc là đủ để chứng tỏ mức độ tin cậy của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ đã chính thức trở thành thành viên IMF qua cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc năm 1992.
Thụy Sĩ dẫn đầu nhóm khu vực gồm tám nước (cùng với Ba Lan, Serbia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan) trong IMF. Nhóm này hiện chiếm 2,8% tỷ lệ phiếu bầu trong IMF./.
(TTXVN)