Cảnh sát Thụy Sĩ vừa triệt phá một tổ chức bị buộc tội sử dụng giấy tờ giả để đưa người Trung Quốc trái phép vào Thụy Sĩ.
Có 57 người đã bị bắt trong tổng số 349 người đưa đi thẩm vấn trong chiến dịch tăng cường điều tra của Văn phòng Cảnh sát Liên bang (FPO).
Trong tuyên bố ngày 5/6, cảnh sát Thụy Sĩ cho biết chiến dịch này được tiến hành kết hợp giữa chín bang của Thụy Sĩ bao gồm Aargau, Basel-Country, Bern, Fribourg, Lucerne, Neuchâtel, Vaud, Zug và Zurich, cùng với sự hỗ trợ từ Europol và các quốc gia láng giềng nhằm đập tan đường dây buôn người có hệ thống này.
Chiến dịch được tập trung chủ yếu ở bang Zurich, nơi có 30 nhà hàng đã bị cảnh sát ập vào kiểm tra bất ngờ vào thời điểm ăn trưa.
Tổ chức có hệ thống này bị nghi ngờ liên kết đưa những lao động Trung Quốc làm việc ở các nhà hàng vào Thụy Sĩ trái phép bằng cách sử dụng những hộ chiếu và thị thực giả. Cảnh sát cho biết việc tiến hành điều tra sâu trong hệ thống này sẽ tiếp tục xác định mức độ liên quan của các ông chủ nhà hàng đứng đằng sau vụ này.
Tháng 10/2012, Bộ trưởng Tư pháp Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga đã đệ trình Kế hoạch Hành động Quốc gia chống Buôn lậu người. Kế hoạch này đề ra 23 biện pháp cụ thể được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012-2014 trong các khía cạnh từ nâng cao nhận thức, khởi tố hình sự, bảo vệ nạn nhân và các biện pháp phòng ngừa.
Theo con số thống kê năm 2012 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ước tính có gần 21 triệu người trên thế giới là nạn nhân của tình trạng buôn lậu người./.
Có 57 người đã bị bắt trong tổng số 349 người đưa đi thẩm vấn trong chiến dịch tăng cường điều tra của Văn phòng Cảnh sát Liên bang (FPO).
Trong tuyên bố ngày 5/6, cảnh sát Thụy Sĩ cho biết chiến dịch này được tiến hành kết hợp giữa chín bang của Thụy Sĩ bao gồm Aargau, Basel-Country, Bern, Fribourg, Lucerne, Neuchâtel, Vaud, Zug và Zurich, cùng với sự hỗ trợ từ Europol và các quốc gia láng giềng nhằm đập tan đường dây buôn người có hệ thống này.
Chiến dịch được tập trung chủ yếu ở bang Zurich, nơi có 30 nhà hàng đã bị cảnh sát ập vào kiểm tra bất ngờ vào thời điểm ăn trưa.
Tổ chức có hệ thống này bị nghi ngờ liên kết đưa những lao động Trung Quốc làm việc ở các nhà hàng vào Thụy Sĩ trái phép bằng cách sử dụng những hộ chiếu và thị thực giả. Cảnh sát cho biết việc tiến hành điều tra sâu trong hệ thống này sẽ tiếp tục xác định mức độ liên quan của các ông chủ nhà hàng đứng đằng sau vụ này.
Tháng 10/2012, Bộ trưởng Tư pháp Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga đã đệ trình Kế hoạch Hành động Quốc gia chống Buôn lậu người. Kế hoạch này đề ra 23 biện pháp cụ thể được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012-2014 trong các khía cạnh từ nâng cao nhận thức, khởi tố hình sự, bảo vệ nạn nhân và các biện pháp phòng ngừa.
Theo con số thống kê năm 2012 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ước tính có gần 21 triệu người trên thế giới là nạn nhân của tình trạng buôn lậu người./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)