Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, 108 tiếng chuông đồng loạt vang lên tại các đền thờ ở xứ sở hoa đào với ý nghĩa diệt trừ tà ma, gột rửa những tội lỗi mà con người mắc phải trong năm cũ để đón một năm mới với những điều tốt đẹp hơn.
Khác với mọi năm, trong lời chúc mừng năm mới gửi tới thần dân, Nhật hoàng Akihito đặc biệt mong mỏi những nỗi đau và ám ảnh do thảm họa động đất, sóng thần gây ra sẽ mau chóng qua đi để những khu vực bị ảnh hưởng nhanh chóng phục hồi và cất cánh vươn lên. Đó cũng chính là lời cầu nguyện chung của người dân Nhật Bản trong thời khắc thiêng liêng đó.
Còn nhớ, ngày 11/2/2011, tuyết rơi dày bất thường ở Tokyo khiến nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản linh cảm về những điều chẳng lành. Tròn một tháng sau, ngày 11/3, tai họa đã giáng xuống đầu người dân xứ Phù Tang - trận động đất 9 độ Richter kèm theo sóng thần cao hơn 10m đã tàn phá nhiều thành phố, làng mạc ven bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người.
Dù đã gần 10 tháng trôi qua kể từ ngày thứ Sáu đen tối, ký ức hãi hùng ấy vẫn hằn sâu trong tâm trí của nhiều người dân xứ sở anh đào.
Đó là trận động đất mạnh nhất trong vòng 140 năm qua tại Nhật Bản. Ước tính, tổng thiệt vật chất do thảm họa kép gây ra lên tới hơn 300 tỷ USD. Hậu quả của trận động đất, sóng thần không chỉ dừng lại ở những con số mà còn khiến Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa Chernobyl (Ukraine) năm 1986.
Một lượng lớn phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống. Giới chuyên gia lo ngại rằng phải mất nhiều năm mới có thể giải quyết triệt để những hậu quả của sự cố này.
Thảm họa động đất, sóng thần khiến nền kinh tế Nhật Bản đã khó khăn càng khó khăn hơn. Đất nước Mặt Trời mọc phải đồng thời đối mặt với hai cú sốc: cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế mạnh nhất thời hậu chiến, trong khi cú sốc về thiên tai kéo lùi đà phục hồi của quốc gia này.
Có thể nói năm 2011 vừa qua, người dân Nhật Bản đã phải gồng mình vượt qua khó khăn, thử thách để tái thiết đất nước sau thảm họa. Với ý chí và nghị lực kiên cường, tinh thần Nhật Bản đã khiến nhiều dân tộc trên thế giới phải nghiêng mình kính nể. “Trời không phụ lòng người,” gần 10 tháng sau thảm họa, cuộc sống của người dân tại những nơi bị ảnh hưởng đang dần trở lại bình thường và những dấu hiệu tích cực đầu tiên về sự phục hồi kinh tế đã bắt đầu ló rạng.
Không ít chuyên gia đã tỏ ra kinh ngạc trước sự vươn lên nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản. Theo giới quan sát, sự phục hồi thể hiện rõ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những vùng bị tàn phá. Với sự cố gắng vượt bậc, họ đã xây dựng lại những cơ sở bị hư hại và bắt đầu cung cấp trở lại những thiết bị, linh kiện cho các đối tác nước ngoài. Gần 90% hoạt động sản xuất tại những vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần đã được khôi phục trở lại. Các tập đoàn lớn như hãng chế tạo ô tô Toyota cũng đã thông báo những kết quả lạc quan.
Về mặt tiêu thụ nội địa - một trong những động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, người ta từng lo ngại về nguy cơ sụt giảm lâu dài, cho rằng người Nhật sẽ không còn hứng thú tiêu thụ và qua đó khiến cho nền kinh tế lún sâu thêm vào suy thoái. Tuy nhiên, thực tế không bi đát như người ta tưởng. Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản đã bình tâm trở lại sau thảm họa.
Ngoài sự nỗ lực của khu vực tư nhân, chính phủ Nhật Bản cũng đã dành ưu tiên hàng đầu cho công cuộc tái thiết sau thảm họa và dồn những khoản tiền lớn để khôi phục những vùng bị nạn. Quốc hội Nhật Bản đã thông qua các dự thảo ngân sách bổ sung lần 2 và lần 3 trong tài khóa 2011 với tổng giá trị hơn 14.000 tỷ yên (khoảng 175 tỷ USD) và dự kiến thông qua dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ tư trị giá hơn 2.500 tỷ yên.
Giải quyết thách thức kép không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, với sự kiên cường và đoàn kết mà người dân Nhật Bản đã thể hiện sau trận động đất, sóng thần, Nhật Bản có thể vượt qua thách thức để quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu.
Có vẻ như cả nước Nhật đang chuyển mình, dù chậm rãi nhưng chắc chắn và đầy tự tin để sớm lấy lại sức mạnh và niềm tự hào sau những biến cố lớn vừa qua. Phần lớn người dân xứ sở hoa anh đào đều tin tưởng rằng năm 2012 sẽ là điểm khởi đầu cho kỷ nguyên phục hưng của đất nước Mặt trời mọc - như những gì mà chính họ đã làm được cách đây hơn nửa thế kỷ. Họ hy vọng rằng những tia nắng đầu tiên của năm mới trên đỉnh Phú Sĩ sẽ giúp xua tan ký ức đau thương và thắp sáng niềm tin về một “Nhật Bản phục hưng” sau đại nạn 2011./.
Khác với mọi năm, trong lời chúc mừng năm mới gửi tới thần dân, Nhật hoàng Akihito đặc biệt mong mỏi những nỗi đau và ám ảnh do thảm họa động đất, sóng thần gây ra sẽ mau chóng qua đi để những khu vực bị ảnh hưởng nhanh chóng phục hồi và cất cánh vươn lên. Đó cũng chính là lời cầu nguyện chung của người dân Nhật Bản trong thời khắc thiêng liêng đó.
Còn nhớ, ngày 11/2/2011, tuyết rơi dày bất thường ở Tokyo khiến nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản linh cảm về những điều chẳng lành. Tròn một tháng sau, ngày 11/3, tai họa đã giáng xuống đầu người dân xứ Phù Tang - trận động đất 9 độ Richter kèm theo sóng thần cao hơn 10m đã tàn phá nhiều thành phố, làng mạc ven bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người.
Dù đã gần 10 tháng trôi qua kể từ ngày thứ Sáu đen tối, ký ức hãi hùng ấy vẫn hằn sâu trong tâm trí của nhiều người dân xứ sở anh đào.
Đó là trận động đất mạnh nhất trong vòng 140 năm qua tại Nhật Bản. Ước tính, tổng thiệt vật chất do thảm họa kép gây ra lên tới hơn 300 tỷ USD. Hậu quả của trận động đất, sóng thần không chỉ dừng lại ở những con số mà còn khiến Nhật Bản đối mặt với cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ thảm họa Chernobyl (Ukraine) năm 1986.
Một lượng lớn phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống. Giới chuyên gia lo ngại rằng phải mất nhiều năm mới có thể giải quyết triệt để những hậu quả của sự cố này.
Thảm họa động đất, sóng thần khiến nền kinh tế Nhật Bản đã khó khăn càng khó khăn hơn. Đất nước Mặt Trời mọc phải đồng thời đối mặt với hai cú sốc: cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế mạnh nhất thời hậu chiến, trong khi cú sốc về thiên tai kéo lùi đà phục hồi của quốc gia này.
Có thể nói năm 2011 vừa qua, người dân Nhật Bản đã phải gồng mình vượt qua khó khăn, thử thách để tái thiết đất nước sau thảm họa. Với ý chí và nghị lực kiên cường, tinh thần Nhật Bản đã khiến nhiều dân tộc trên thế giới phải nghiêng mình kính nể. “Trời không phụ lòng người,” gần 10 tháng sau thảm họa, cuộc sống của người dân tại những nơi bị ảnh hưởng đang dần trở lại bình thường và những dấu hiệu tích cực đầu tiên về sự phục hồi kinh tế đã bắt đầu ló rạng.
Không ít chuyên gia đã tỏ ra kinh ngạc trước sự vươn lên nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản. Theo giới quan sát, sự phục hồi thể hiện rõ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những vùng bị tàn phá. Với sự cố gắng vượt bậc, họ đã xây dựng lại những cơ sở bị hư hại và bắt đầu cung cấp trở lại những thiết bị, linh kiện cho các đối tác nước ngoài. Gần 90% hoạt động sản xuất tại những vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần đã được khôi phục trở lại. Các tập đoàn lớn như hãng chế tạo ô tô Toyota cũng đã thông báo những kết quả lạc quan.
Về mặt tiêu thụ nội địa - một trong những động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, người ta từng lo ngại về nguy cơ sụt giảm lâu dài, cho rằng người Nhật sẽ không còn hứng thú tiêu thụ và qua đó khiến cho nền kinh tế lún sâu thêm vào suy thoái. Tuy nhiên, thực tế không bi đát như người ta tưởng. Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản đã bình tâm trở lại sau thảm họa.
Ngoài sự nỗ lực của khu vực tư nhân, chính phủ Nhật Bản cũng đã dành ưu tiên hàng đầu cho công cuộc tái thiết sau thảm họa và dồn những khoản tiền lớn để khôi phục những vùng bị nạn. Quốc hội Nhật Bản đã thông qua các dự thảo ngân sách bổ sung lần 2 và lần 3 trong tài khóa 2011 với tổng giá trị hơn 14.000 tỷ yên (khoảng 175 tỷ USD) và dự kiến thông qua dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ tư trị giá hơn 2.500 tỷ yên.
Giải quyết thách thức kép không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, với sự kiên cường và đoàn kết mà người dân Nhật Bản đã thể hiện sau trận động đất, sóng thần, Nhật Bản có thể vượt qua thách thức để quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu.
Có vẻ như cả nước Nhật đang chuyển mình, dù chậm rãi nhưng chắc chắn và đầy tự tin để sớm lấy lại sức mạnh và niềm tự hào sau những biến cố lớn vừa qua. Phần lớn người dân xứ sở hoa anh đào đều tin tưởng rằng năm 2012 sẽ là điểm khởi đầu cho kỷ nguyên phục hưng của đất nước Mặt trời mọc - như những gì mà chính họ đã làm được cách đây hơn nửa thế kỷ. Họ hy vọng rằng những tia nắng đầu tiên của năm mới trên đỉnh Phú Sĩ sẽ giúp xua tan ký ức đau thương và thắp sáng niềm tin về một “Nhật Bản phục hưng” sau đại nạn 2011./.
Hữu Thắng (TTXVN/Vietnam+)