Ba Vì là huyện có vị trí đặc biệt của Thủ đô Hà Nội. Huyện có 98% là người dân tộc Dao, còn lại là người Kinh và Mường, đa dạng đặc trưng văn hóa của các vùng miền. Đây là điều kiện thuận lợi để khu du lịch Ba Vì ngày càng phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái, lịch sử văn hóa.
Khu vực sườn phía Đông núi Ba Vì có độ cao từ 400m trở xuống, với 8 điểm đến có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ngoài ra, khu vực sườn phía Tây núi Ba Vì với diện tích 80km2, có địa hình dốc với độ cao trung bình khoảng 500-600m, gồm phần lớn diện tích núi Ba Vì và vùng gò đồi bao quanh chân núi thuộc các xã Minh Quang và Khánh Thượng, là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Việt Mường, Dao, Kinh, tạo nên một không gian văn hóa riêng biệt.
Dù có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhưng hiện nay khu sườn Tây hầu như chưa có khu du lịch quy mô. Trên địa bàn, Vườn quốc gia Ba Vì là điểm du lịch lớn, tuy nhiên các dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp nên không thu hút được du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
Du lịch Ba Vì còn nhiều hạn chế như chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu, nguồn vốn kinh phí đầu tư thấp dẫn đến chất lượng cơ sở hạ tầng xuống cấp nhanh, không tạo được hình ảnh cao cấp về dịch vụ.
Ba Vì đặt mục tiêu sẽ phát triển khu vực hồ Suối Hai thành khu du lịch quốc tế có quy mô lớn, với các loại hình sản phẩm đa dạng (sân golf, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng) đạt chất lượng cao, đảm bảo có sức cạnh tranh, thu hút và hấp dẫn khách du lịch trong nước cũng như khách quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiến độ thực hiện kế hoạch này còn quá chậm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì đang tìm các giải pháp để phát triển du lịch ở mảnh đất đầy tiềm năng này.
Theo các ban ngành, để thúc đẩy du lịch ở Ba Vì cần giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo tồn văn hóa nội địa, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm điểm mạnh riêng của từng khu du lịch tránh sự trùng lặp./.
Khu vực sườn phía Đông núi Ba Vì có độ cao từ 400m trở xuống, với 8 điểm đến có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ngoài ra, khu vực sườn phía Tây núi Ba Vì với diện tích 80km2, có địa hình dốc với độ cao trung bình khoảng 500-600m, gồm phần lớn diện tích núi Ba Vì và vùng gò đồi bao quanh chân núi thuộc các xã Minh Quang và Khánh Thượng, là địa bàn cư trú của 3 dân tộc Việt Mường, Dao, Kinh, tạo nên một không gian văn hóa riêng biệt.
Dù có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhưng hiện nay khu sườn Tây hầu như chưa có khu du lịch quy mô. Trên địa bàn, Vườn quốc gia Ba Vì là điểm du lịch lớn, tuy nhiên các dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp nên không thu hút được du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
Du lịch Ba Vì còn nhiều hạn chế như chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu, nguồn vốn kinh phí đầu tư thấp dẫn đến chất lượng cơ sở hạ tầng xuống cấp nhanh, không tạo được hình ảnh cao cấp về dịch vụ.
Ba Vì đặt mục tiêu sẽ phát triển khu vực hồ Suối Hai thành khu du lịch quốc tế có quy mô lớn, với các loại hình sản phẩm đa dạng (sân golf, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng) đạt chất lượng cao, đảm bảo có sức cạnh tranh, thu hút và hấp dẫn khách du lịch trong nước cũng như khách quốc tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này tiến độ thực hiện kế hoạch này còn quá chậm.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì đang tìm các giải pháp để phát triển du lịch ở mảnh đất đầy tiềm năng này.
Theo các ban ngành, để thúc đẩy du lịch ở Ba Vì cần giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo tồn văn hóa nội địa, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm điểm mạnh riêng của từng khu du lịch tránh sự trùng lặp./.
Đoàn Nga (TTXVN)