Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Lê Văn Cuông, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng, đưa tăng trưởng đạt mức khoảng 6,7% theo dự kiến là cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Tuy nhiên, theo ông Cuông, sự tăng trưởng này còn chưa vững chắc, chủ yếu là theo bề rộng mà chưa có chiều sâu.
Ông cũng cho rằng cần mổ xẻ kỹ vấn đề của Vinashin bởi nếu tiếp tục cung cách quản lý nhà nước như với tập đoàn này thì "không ổn."
- Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 ước đạt 6,7%, cao hơn kế hoạch 6,5% nhưng kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, ông nghĩ sao về điều này?
Ông Lê Văn Cuông: Tôi thấy nhiều đại biểu Quốc hội cũng rất băn khoăn khi nhận thấy tăng trưởng của chúng ta năm 2010 dự kiến đạt 6,7%. Mức tăng trưởng này tuy khá cao nhưng chưa bền vững do sử dụng vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
Hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục đà suy giảm, (năm 2008 là 0,62; năm 2009 là 0,53; năm 2010 dự kiến là 0,43) cho thấy tốc độ tăng giá trị gia tăng không tương xứng với tốc độ tăng quy mô sản xuất.
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm dự kiến được kiểm soát dưới 8% nhưng diễn biến không ổn định trong năm, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến tâm lý của người dân và khó khăn cho các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách.
Bên cạnh đó, khi xem xét hệ số ICOR (hệ số sử dụng vốn) của Việt Nam thì thấy, năm 2007 chỉ số này là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8. Điều quan trọng là phải giảm hệ số ICOR xuống chứ cao thế thì không ổn.
Vốn đang tồn tại trong nhân dân là rất lớn. Trước đây thì người ta có thể mua công trái, mua trái phiếu Chính phủ hoặc đơn giản là đem ra gửi tiết kiệm. Người nào có điều kiện hơn thì đầu tư cho sản xuất. Thời gian qua, thị trường có nhiều biến động, lãi suất ngân hàng không an toàn nên tâm lý người dân thích mua USD, mua vàng để đảm bảo giá trị đồng tiền cho mình vì sợ tiền VND của ta bị phá giá.
Đầu tư vào bất động sản, vào chứng khoán cũng là một xu thế khá phổ biến, tuy nhiên độ an toàn không cao. Nhiều người nhanh chóng giàu lên nhưng cũng có khá nhiều trường hợp chỉ sau một vài đêm là mất trắng. Điều này cũng phản ánh sự tiêu cực của nền kinh tế, người dân không tập trung vốn của mình vào sản xuất và lại đầu tư vào những lĩnh vực chứa đựng rủi ro cao.
- Về vấn đề xuất khẩu than, chúng ta đang cố gắng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu năm 2010 khoảng 12 triệu tấn, trong khi những đơn vị tiêu thụ than lớn ở trong nước lại đang gặp phải chuyện thiếu than, "ăn đong" than từng bữa, theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Ông Lê Văn Cuông: Vấn đề này liên quan đến việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mình không phải là đang thừa than mà thực tế là đang thiếu. Doanh nghiệp tiêu thụ than không được dùng đủ nguồn than trong nước mà phải đi mua than ở nước ngoài thì đương nhiên là ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của họ rồi.
Dư luận cũng đang rất băn khoăn là tại sao lại tồn tại nghịch lý như thế. Tôi thấy cần phải thay đổi cách nhìn và kể cả những giải pháp làm sao để ổn định, cân bằng việc tiêu thụ than trong nước và việc xuất khẩu than.
Vì nếu bán than ở trong nước thì giá bán thấp hơn giá xuất khẩu than ra bên ngoài nên người ta không đẩy mạnh tiêu thụ than nội địa. Muốn khắc phục thì phải có bàn tay "bà đỡ" của nhà nước. Nếu giá bán trong nước thấp thì phải căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp tiêu thụ mà tăng giá bán lên cho phù hợp.
Nếu giá bán than cao quá so với mức chịu đựng của một số doanh nghiệp thì nhà nước cần phải có trợ giá, giống như ta bù giá xăng dầu trước đây để giúp cho sản xuất được ổn định hơn. Than là tài nguyên quý của quốc gia, phải điều tiết tiêu dùng nội địa cho tốt.
- Nói đến than phải nói đến điện, theo báo cáo của Bộ Công Thương giữa năm 2010, chỉ có 5 trong tổng số 51 dự án nguồn điện đang thi công và chuẩn bị khởi công là đúng tiến độ, các dự án còn lại đều bị chậm từ 2 đến 6 tháng. Điện thiếu nghiêm trọng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng điều hành lĩnh vực này chưa tốt và chưa có biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả?
Ông Lê Văn Cuông: Nhiều dự án nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2010-2011 bị chậm. Việc triển khai các dự án trong tổng sơ đồ điện VI nhìn chung chậm so với tiến độ là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu điện trong năm 2010 và có nguy cơ tiếp tục thiếu điện cho những năm tiếp theo.
Vấn đề này tôi đã phát biểu tại kỳ họp trước, đã chất vấn thành viên Chính phủ rồi. Tại kỳ họp lần này không chỉ có tôi mà nhiều đại biểu cũng nêu ra vấn đề này.
Điện là sống còn đối với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện thực tế hiện nay, thiếu điện là rõ rồi nhưng phải tìm ra giải pháp khắc phục. Cần phải xác định rõ nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm.
Nguyên nhân thiếu điện cũng là do một phần ta quá say sưa về vấn đề thủy điện, thừa nước cũng khổ mà thiếu nước thì càng khổ. Những lúc khó khăn do thiên nhiên thời tiết khô hạn thì chúng ta trở tay không kịp vì các nhà máy thủy điện thiếu nước thì lấy gì mà vận hành, hoạt động.
Xây dựng các nhà máy nhiệt điện thì tiến độ rất chậm, chất lượng của một số nhà máy không đảm bảo nên khi vận hành thì gặp trục trặc, ảnh hưởng đến vấn đề điều tiết điện. Nguyên nhân chính là do con người cả.
- Về vụ việc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, đã có nhiều ý kiến của đại biểu nêu lên, đề xuất và kiến nghị những phương án xử lý. Vậy làm sao để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác không mắc phải vết xe đổ này, thưa ông?
Ông Lê Văn Cuông: Vụ Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện sự quản lý quan liêu, yếu kém đối với tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước. Như thế thì cần phải mổ xẻ kỹ vấn đề này.
Theo Học thuyết của Marx, tư liệu sản xuất phải đi cùng với quan hệ sản xuất. Khi trình độ quản lý của anh thấp nhưng mà lại cấp vốn lớn cho một đơn vị như vụ Vinashin thì thất bại thôi.
Tình trạng này [của Vinashin] là do đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, chưa thực sự tuân theo quy luật thị trường và do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn; cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán và quản lý tài chính nội bộ doanh nghiệp còn kém hiệu quả, bất cập trong mô hình và phương thức quản trị, quản lý nội bộ.
Nếu vẫn cứ tiếp tục cung cách quản lý như thế này thì không ổn. Kiểm toán Nhà nước phải vào cuộc để mà mổ xẻ, xác định hiệu quả đầu tư vốn như thế nào, hoạt động ra làm sao phải làm rõ để có những giải pháp xác thực với tình hình.
Với Vinashin, nếu theo đúng Luật phá sản doanh nghiệp thì phải phá sản. Tuy nhiên, nếu Vinashin phá sản thì sẽ ảnh hưởng liên đới này khác nên ta phải tìm mọi cách để mà duy trì nó bằng bàn tay nhà nước.
Cần làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan, qua đó rút kinh nghiệm cho vấn đề điều hành của Chính phủ, đặc biệt là ngăn cản biểu hiện các tập đoàn kinh tế lũng đoạn. Để tránh tiếp tục mắc phải tình trạng đổ vỡ đau đớn như trường hợp Vinashin đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác thì phải có một cơ quan, bộ máy, một ủy ban chịu trách nhiệm đánh giá đúng thực trạng, từ đó kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ những giải pháp mang tính thiết thực, đảm bảo cho hoạt động được suôn sẻ.
- Xin cảm ơn ông./.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Lê Văn Cuông, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng, đưa tăng trưởng đạt mức khoảng 6,7% theo dự kiến là cố gắng lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Tuy nhiên, theo ông Cuông, sự tăng trưởng này còn chưa vững chắc, chủ yếu là theo bề rộng mà chưa có chiều sâu.
Ông cũng cho rằng cần mổ xẻ kỹ vấn đề của Vinashin bởi nếu tiếp tục cung cách quản lý nhà nước như với tập đoàn này thì "không ổn."
- Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 ước đạt 6,7%, cao hơn kế hoạch 6,5% nhưng kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, ông nghĩ sao về điều này?
Ông Lê Văn Cuông: Tôi thấy nhiều đại biểu Quốc hội cũng rất băn khoăn khi nhận thấy tăng trưởng của chúng ta năm 2010 dự kiến đạt 6,7%. Mức tăng trưởng này tuy khá cao nhưng chưa bền vững do sử dụng vốn đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
Hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục đà suy giảm, (năm 2008 là 0,62; năm 2009 là 0,53; năm 2010 dự kiến là 0,43) cho thấy tốc độ tăng giá trị gia tăng không tương xứng với tốc độ tăng quy mô sản xuất.
Chỉ số giá tiêu dùng cả năm dự kiến được kiểm soát dưới 8% nhưng diễn biến không ổn định trong năm, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến tâm lý của người dân và khó khăn cho các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách.
Bên cạnh đó, khi xem xét hệ số ICOR (hệ số sử dụng vốn) của Việt Nam thì thấy, năm 2007 chỉ số này là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8. Điều quan trọng là phải giảm hệ số ICOR xuống chứ cao thế thì không ổn.
Vốn đang tồn tại trong nhân dân là rất lớn. Trước đây thì người ta có thể mua công trái, mua trái phiếu Chính phủ hoặc đơn giản là đem ra gửi tiết kiệm. Người nào có điều kiện hơn thì đầu tư cho sản xuất. Thời gian qua, thị trường có nhiều biến động, lãi suất ngân hàng không an toàn nên tâm lý người dân thích mua USD, mua vàng để đảm bảo giá trị đồng tiền cho mình vì sợ tiền VND của ta bị phá giá.
Đầu tư vào bất động sản, vào chứng khoán cũng là một xu thế khá phổ biến, tuy nhiên độ an toàn không cao. Nhiều người nhanh chóng giàu lên nhưng cũng có khá nhiều trường hợp chỉ sau một vài đêm là mất trắng. Điều này cũng phản ánh sự tiêu cực của nền kinh tế, người dân không tập trung vốn của mình vào sản xuất và lại đầu tư vào những lĩnh vực chứa đựng rủi ro cao.
- Về vấn đề xuất khẩu than, chúng ta đang cố gắng hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu năm 2010 khoảng 12 triệu tấn, trong khi những đơn vị tiêu thụ than lớn ở trong nước lại đang gặp phải chuyện thiếu than, "ăn đong" than từng bữa, theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Ông Lê Văn Cuông: Vấn đề này liên quan đến việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mình không phải là đang thừa than mà thực tế là đang thiếu. Doanh nghiệp tiêu thụ than không được dùng đủ nguồn than trong nước mà phải đi mua than ở nước ngoài thì đương nhiên là ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của họ rồi.
Dư luận cũng đang rất băn khoăn là tại sao lại tồn tại nghịch lý như thế. Tôi thấy cần phải thay đổi cách nhìn và kể cả những giải pháp làm sao để ổn định, cân bằng việc tiêu thụ than trong nước và việc xuất khẩu than.
Vì nếu bán than ở trong nước thì giá bán thấp hơn giá xuất khẩu than ra bên ngoài nên người ta không đẩy mạnh tiêu thụ than nội địa. Muốn khắc phục thì phải có bàn tay "bà đỡ" của nhà nước. Nếu giá bán trong nước thấp thì phải căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp tiêu thụ mà tăng giá bán lên cho phù hợp.
Nếu giá bán than cao quá so với mức chịu đựng của một số doanh nghiệp thì nhà nước cần phải có trợ giá, giống như ta bù giá xăng dầu trước đây để giúp cho sản xuất được ổn định hơn. Than là tài nguyên quý của quốc gia, phải điều tiết tiêu dùng nội địa cho tốt.
- Nói đến than phải nói đến điện, theo báo cáo của Bộ Công Thương giữa năm 2010, chỉ có 5 trong tổng số 51 dự án nguồn điện đang thi công và chuẩn bị khởi công là đúng tiến độ, các dự án còn lại đều bị chậm từ 2 đến 6 tháng. Điện thiếu nghiêm trọng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng điều hành lĩnh vực này chưa tốt và chưa có biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả?
Ông Lê Văn Cuông: Nhiều dự án nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2010-2011 bị chậm. Việc triển khai các dự án trong tổng sơ đồ điện VI nhìn chung chậm so với tiến độ là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu điện trong năm 2010 và có nguy cơ tiếp tục thiếu điện cho những năm tiếp theo.
Vấn đề này tôi đã phát biểu tại kỳ họp trước, đã chất vấn thành viên Chính phủ rồi. Tại kỳ họp lần này không chỉ có tôi mà nhiều đại biểu cũng nêu ra vấn đề này.
Điện là sống còn đối với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện thực tế hiện nay, thiếu điện là rõ rồi nhưng phải tìm ra giải pháp khắc phục. Cần phải xác định rõ nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm.
Nguyên nhân thiếu điện cũng là do một phần ta quá say sưa về vấn đề thủy điện, thừa nước cũng khổ mà thiếu nước thì càng khổ. Những lúc khó khăn do thiên nhiên thời tiết khô hạn thì chúng ta trở tay không kịp vì các nhà máy thủy điện thiếu nước thì lấy gì mà vận hành, hoạt động.
Xây dựng các nhà máy nhiệt điện thì tiến độ rất chậm, chất lượng của một số nhà máy không đảm bảo nên khi vận hành thì gặp trục trặc, ảnh hưởng đến vấn đề điều tiết điện. Nguyên nhân chính là do con người cả.
- Về vụ việc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, đã có nhiều ý kiến của đại biểu nêu lên, đề xuất và kiến nghị những phương án xử lý. Vậy làm sao để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác không mắc phải vết xe đổ này, thưa ông?
Ông Lê Văn Cuông: Vụ Vinashin là giọt nước làm tràn ly, thể hiện sự quản lý quan liêu, yếu kém đối với tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước. Như thế thì cần phải mổ xẻ kỹ vấn đề này.
Theo Học thuyết của Marx, tư liệu sản xuất phải đi cùng với quan hệ sản xuất. Khi trình độ quản lý của anh thấp nhưng mà lại cấp vốn lớn cho một đơn vị như vụ Vinashin thì thất bại thôi.
Tình trạng này [của Vinashin] là do đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, chưa thực sự tuân theo quy luật thị trường và do công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn; cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán và quản lý tài chính nội bộ doanh nghiệp còn kém hiệu quả, bất cập trong mô hình và phương thức quản trị, quản lý nội bộ.
Nếu vẫn cứ tiếp tục cung cách quản lý như thế này thì không ổn. Kiểm toán Nhà nước phải vào cuộc để mà mổ xẻ, xác định hiệu quả đầu tư vốn như thế nào, hoạt động ra làm sao phải làm rõ để có những giải pháp xác thực với tình hình.
Với Vinashin, nếu theo đúng Luật phá sản doanh nghiệp thì phải phá sản. Tuy nhiên, nếu Vinashin phá sản thì sẽ ảnh hưởng liên đới này khác nên ta phải tìm mọi cách để mà duy trì nó bằng bàn tay nhà nước.
Cần làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan, qua đó rút kinh nghiệm cho vấn đề điều hành của Chính phủ, đặc biệt là ngăn cản biểu hiện các tập đoàn kinh tế lũng đoạn. Để tránh tiếp tục mắc phải tình trạng đổ vỡ đau đớn như trường hợp Vinashin đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác thì phải có một cơ quan, bộ máy, một ủy ban chịu trách nhiệm đánh giá đúng thực trạng, từ đó kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ những giải pháp mang tính thiết thực, đảm bảo cho hoạt động được suôn sẻ.
- Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)