Sau ba ngày làm việc, ngày 17/12, Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân đã bế mạc tại thành phố Fukushima, miền Đông Bắc Nhật Bản, với lời kêu gọi tiếp tục nỗ lực nhằm đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân và hợp tác đánh giá tác động của hiện tượng rò rỉ phóng xạ trong sự cố hạt nhân.
Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đồng tổ chức.
Các tài liệu kết luận của hội nghị nêu rõ tăng cường an toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục.
Thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011 ở Fukushima là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đề cao cảnh giác đối với những yếu tố khách quan như lũ lụt, động đất và sóng thần, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải phát hiện những nguy cơ và tìm ra biện pháp ứng phó thích hợp trong công tác bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí rằng đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong Chương trình Hành động của IAEA về An toàn hạt nhân, được soạn thảo hồi tháng 9/2011.
[Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân ở Fukushima]
Kế hoạch này yêu cầu các nước thành viên thực hiện đánh giá an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan giám sát, nhằm tăng cường an toàn hạt nhân sau các thảm họa hạt nhân của thế giới như vụ Fukushima vừa qua và trước đó là vụ Chernobyl năm 1986./.
Hội nghị do Chính phủ Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đồng tổ chức.
Các tài liệu kết luận của hội nghị nêu rõ tăng cường an toàn hạt nhân cần được quan tâm thường xuyên và liên tục.
Thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011 ở Fukushima là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đề cao cảnh giác đối với những yếu tố khách quan như lũ lụt, động đất và sóng thần, đồng thời cho thấy sự cần thiết phải phát hiện những nguy cơ và tìm ra biện pháp ứng phó thích hợp trong công tác bảo vệ các nhà máy điện hạt nhân.
Các đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí rằng đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong Chương trình Hành động của IAEA về An toàn hạt nhân, được soạn thảo hồi tháng 9/2011.
[Hội nghị quốc tế về an toàn hạt nhân ở Fukushima]
Kế hoạch này yêu cầu các nước thành viên thực hiện đánh giá an toàn của các nhà máy điện hạt nhân và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan giám sát, nhằm tăng cường an toàn hạt nhân sau các thảm họa hạt nhân của thế giới như vụ Fukushima vừa qua và trước đó là vụ Chernobyl năm 1986./.
(TTXVN)