Thời gian qua, do diễn biến giá xăng dầu thế giới tăng đã tác động đến giá xăng, dầu trong nước nên các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã có điều chỉnh tăng giá bán xăng, dầu trong nước.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 17/8, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 11116/BTC-QLG nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì phối hợp cùng các cơ quan có liên quan trên địa bàn (Công thương, Quản lý thị trường, Giao thông vận tải, Thuế,...) tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá và thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn giá trên địa bàn.
Cụ thể: hướng dẫn và kiểm soát các phương án giá của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đóng trên địa bàn khi doanh nghiệp thực hiện việc kê khai lại giá cước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT của Liên Bộ Tài chính và Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch hỗ trợ vận tải đường bộ; rà soát tính toán các chi phí để xây dựng giá cước hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường và đảm bảo việc kê khai điều chỉnh giá cước (nếu có) phù hợp với tỷ lệ tác động của biến động giá yếu tố đầu vào chủ yếu, tránh lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá cước bất hợp lý.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước về giảm, gia hạn, miễn có thời hạn các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế môn bài, tiền sử dụng đất... của một số đối tượng quy định tại Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn (nhất là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều xăng dầu) rà soát tính toán chi phí sản xuất để xây dựng giá bán hàng hóa, dịch vụ hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá (đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá,...), đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như sữa, thuốc chữa bệnh cho người, gas, cước vận tải, lương thực, thực phẩm... của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý giá theo quy định tại Nghị định số 84/ 2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và quy định của pháp luật có liên quan.
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu và kịp thời báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố có biện pháp thích hợp để bình ổn giá theo quy định của pháp luật./.
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 17/8, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 11116/BTC-QLG nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì phối hợp cùng các cơ quan có liên quan trên địa bàn (Công thương, Quản lý thị trường, Giao thông vận tải, Thuế,...) tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá và thực hiện các giải pháp nhằm bình ổn giá trên địa bàn.
Cụ thể: hướng dẫn và kiểm soát các phương án giá của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đóng trên địa bàn khi doanh nghiệp thực hiện việc kê khai lại giá cước theo quy định tại Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT của Liên Bộ Tài chính và Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch hỗ trợ vận tải đường bộ; rà soát tính toán các chi phí để xây dựng giá cước hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường và đảm bảo việc kê khai điều chỉnh giá cước (nếu có) phù hợp với tỷ lệ tác động của biến động giá yếu tố đầu vào chủ yếu, tránh lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá cước bất hợp lý.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước về giảm, gia hạn, miễn có thời hạn các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế môn bài, tiền sử dụng đất... của một số đối tượng quy định tại Nghị quyết số 13/2012/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn (nhất là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều xăng dầu) rà soát tính toán chi phí sản xuất để xây dựng giá bán hàng hóa, dịch vụ hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá (đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá,...), đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như sữa, thuốc chữa bệnh cho người, gas, cước vận tải, lương thực, thực phẩm... của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý giá theo quy định tại Nghị định số 84/ 2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và quy định của pháp luật có liên quan.
Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu và kịp thời báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố có biện pháp thích hợp để bình ổn giá theo quy định của pháp luật./.
Thùy Dương (TTXVN)