Tiết lộ mới nhất về đời sống và giới tính của thằn lằn bay cổ đại

Những quả trứng hóa thạch nguyên vẹn được khai quật tại phía Tây Bắc Trung Quốc đã tiết lộ những hiểu biết duy nhất về đời sống và sự khác biệt về giới tính về loài thằn lằn bay cổ đại.
Tiết lộ mới nhất về đời sống và giới tính của thằn lằn bay cổ đại ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Tại Trung Quốc, quả trứng hóa thạch thời tiền sử cách đây 120 triệu năm, đã và đang cung cấp những hiểu biết duy nhất về đời sống và sự khác biệt về giới tính của loài khủng long Pterosaurs, loài bò sát bay sống cùng thời với loài khủng long ăn thịt Dinosaurs.
Cho đến nay, chỉ duy nhất bốn quả trứng của loài khủng long bay Pterosaurs đã được phát hiện, tuy nhiên tất cả số đều không nguyên vẹn trong quá trình hóa thạch.
Các nhà khoa học Trung Quốc hôm 5/6 cho biết họ vừa khai quật được năm quả trứng được bảo quản một cách nguyên vẹn tại một khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc.
Khu vực này cũng là nơi các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 40 loài sinh vật mới được xác định là đã từng sống tại đây, gần một hồ nước ngọt rộng lớn.
“Đây chắc chắn là một khu vực quan trọng nhất đối với việc phát hiện loài Pterosaurs,” nhà khảo cổ học Zhonghe Zhou, giám đốc Viện nghiên cứu về cổ sinh vật học và nhân chủng cổ sinh vật học có xương sống thuộc Học viện Trung Quốc cho hay.
Loài thằn lằn bay này, có tên gọi là Hamipterus tianshanensis, có một cái mào ở trên đỉnh của hộp sọ thon dài, có hàm răng nhọn để bắt cá và có sải cánh dài hơn 3,5m.
Năm quả trứng được phát hiện có lớp vỏ dày, cứng bảo vệ lớp màng nhầy bên trong, giống như trứng của một số loài rắn và bò sát hiện tại.
"Có ít nhất 40 cá thể cái và đực đã được xác định tại khu vực này, và có thể có hàng trăm cá thể như vậy tại đây," các nhà khoa học Trung Quốc cho biết.
Phát hiện này đã chỉ ra rằng loài thằn lằn bay sống tại các khu vực rộng lớn, trong trường hợp này chúng đã làm tổ gần hồ nước ngọt và vùi các quả trứng trong cát ẩm nhằm tránh việc bị khô.
“Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc phát hiện này đã khẳng định rằng loài thằn lằn bay sống thành bầy đàn, và số lượng của chúng nhiều một cách đáng ngạc nhiên," ông Zhou cho biết.
Những hóa thạch này đã thể hiện rõ những sự khác biệt quan trọng giữa cá thể đực và cá thể cái, ví dụ như cá thể đực có mào lớn hơn rất nhiều so với cá thể cái.
“Ở loài Hamipterus, kích thước, hình dạng và sức khỏe được quyết định bởi giống,’’ ông Xiaolin Wang, một nhà khoa học khác cho biết.
Loài thằn lằn bay là loài sinh vật bay có xương sống đầu tiên trên trái đất, rất lâu sau đó thì chim và dơi mới xuất hiện. Chúng xuất hiện từ khoảng 220 triệu năm cho đến 65 triệu năm trước, thời điểm chúng bị tuyệt chủng do thiên thạch va vào trái đất, tuyệt diệt các loài khủng long.
Kiến thức về loài thằn lằn bay không được thống nhất, một trong những nguyên nhân là do bộ xương dễ vỡ của loài này đã khiến chúng không được bảo quản tốt trong quá trình hóa thạch. Gần như không có kiến thức về hành vi, thói quen của loài này.
Ông Zhou cho biết “Tôi thực sự ngạc nhiên với sự phong phú về các bộ xương và số lượng lớn trứng cũng như khả năng lớn hứa hẹn những phát hiện mới ở khu vực này."
Cái tên Hamipterus tianshanensis được đặt theo tên của thành phố Hami và dãy núi Tian Shan gần khu vực phát hiện hóa thạch./.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục