Tổ chức đường quốc tế (ISO) dự báo đường thô sẽ vẫn duy trì mức giá trên 21 xu/lb (1 lb = 0,454 kg) trong vòng 2-3 năm tới nhằm khuyến khích các nước sản xuất đường tăng sản lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia tăng.
Theo nhà kinh tế trưởng Leonardo Bichara từ ISO, tiêu thụ đường toàn cầu sẽ tăng lên 201 triệu tấn vào năm 2020 chủ yếu do nhu cầu tăng mạnh tại Ấn Độ và vùng Viễn Đông.
Trong khi mức tiêu thụ của niên vụ hiện nay ước khoảng 167,8 triệu tấn. Ấn Độ và vùng Viễn Đông sẽ chiếm khoảng 20% tổng cầu tiêu thụ đường toàn cầu vào năm 2020, trong đó riêng Ấn Độ sẽ tiêu thụ 32,7 triệu tấn. Trung Quốc sẽ vượt Liên minh châu Âu trở thành nơi tiêu thụ đường lớn thứ hai thế giới với mức tiêu thụ khoảng 22,1 triệu tấn.
Thế giới sẽ cần thêm 18,5 triệu tấn đường vào năm 2020 từ các nước sản xuất đường ngoài Brazil và Ấn Độ, cho dù họ vẫn là hai nước sản xuất đường hàng đầu thế giới.
Năm nay giá đường thô tại New York đã giảm 27% do tình trạng đầu cơ quá mức đẩy nguồn cung vào tình trạng dư thừa.
Trong báo cáo tháng mới nhất, ISO dự đoán sản lượng đường toàn cầu sẽ vượt cầu khoảng 4,5 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10 sau hai năm thị trường rơi vào tình trạng thiếu cung.
Theo ông Bichara, chi phí sản xuất đường đang rất cao. Sản lượng đường năm nay sẽ tăng nhờ thời tiết thuận lợi cho cây mía phát triển. Do đó giá cả cần giữ được ở mức đủ cao để khuyến khích các nước sản xuất đường gia tăng sản lượng.
Tuy nhiên tới phiên cuối tuần qua 2/12, giá đường lại bất ngờ tăng trở lại do làn sóng mua vào của giới đầu cơ và các quỹ hàng hóa.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYBOT), giá đường thô giao tháng 3/2012 lại tăng lên 23,54 xu Mỹ/lb so với 22,86 xu Mỹ/lb cuối phiên 25/11.
Còn tại Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE) giá một tấn đường trắng cũng tăng từ 600,40 bảng Anh cuối phiên 25/11 lên 613,2 bảng Anh./.
Theo nhà kinh tế trưởng Leonardo Bichara từ ISO, tiêu thụ đường toàn cầu sẽ tăng lên 201 triệu tấn vào năm 2020 chủ yếu do nhu cầu tăng mạnh tại Ấn Độ và vùng Viễn Đông.
Trong khi mức tiêu thụ của niên vụ hiện nay ước khoảng 167,8 triệu tấn. Ấn Độ và vùng Viễn Đông sẽ chiếm khoảng 20% tổng cầu tiêu thụ đường toàn cầu vào năm 2020, trong đó riêng Ấn Độ sẽ tiêu thụ 32,7 triệu tấn. Trung Quốc sẽ vượt Liên minh châu Âu trở thành nơi tiêu thụ đường lớn thứ hai thế giới với mức tiêu thụ khoảng 22,1 triệu tấn.
Thế giới sẽ cần thêm 18,5 triệu tấn đường vào năm 2020 từ các nước sản xuất đường ngoài Brazil và Ấn Độ, cho dù họ vẫn là hai nước sản xuất đường hàng đầu thế giới.
Năm nay giá đường thô tại New York đã giảm 27% do tình trạng đầu cơ quá mức đẩy nguồn cung vào tình trạng dư thừa.
Trong báo cáo tháng mới nhất, ISO dự đoán sản lượng đường toàn cầu sẽ vượt cầu khoảng 4,5 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10 sau hai năm thị trường rơi vào tình trạng thiếu cung.
Theo ông Bichara, chi phí sản xuất đường đang rất cao. Sản lượng đường năm nay sẽ tăng nhờ thời tiết thuận lợi cho cây mía phát triển. Do đó giá cả cần giữ được ở mức đủ cao để khuyến khích các nước sản xuất đường gia tăng sản lượng.
Tuy nhiên tới phiên cuối tuần qua 2/12, giá đường lại bất ngờ tăng trở lại do làn sóng mua vào của giới đầu cơ và các quỹ hàng hóa.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYBOT), giá đường thô giao tháng 3/2012 lại tăng lên 23,54 xu Mỹ/lb so với 22,86 xu Mỹ/lb cuối phiên 25/11.
Còn tại Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE) giá một tấn đường trắng cũng tăng từ 600,40 bảng Anh cuối phiên 25/11 lên 613,2 bảng Anh./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)