Tim đập nhanh - dấu hiệu của béo phì, tiểu đường

Theo kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Kurume, Nhật Bản vừa đăng trên Tạp chí y học về chứng bệnh cao huyết áp của Mỹ, tim đập nhanh khi cơ thể người đang trong trạng thái nghỉ ngơi là dấu hiệu phát triển bệnh béo phì và tiểu đường.

Theo kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Kurume, Nhật Bản vừa đăng trên Tạp chí y học về chứng bệnh cao huyết áp của Mỹ, tim đập nhanh khi cơ thể người đang trong trạng thái nghỉ ngơi là dấu hiệu phát triển bệnh béo phì và tiểu đường.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, nghiên cứu này được thực hiện trong 20 năm với sự tham gia của 615 người chia làm 4 nhóm có số nhịp tim đập khác nhau là 60 lần/phút, từ 60-69 nhịp/phút, 70-79 nhịp/phút và 80 nhịp/phút trở lên.

Các nhà khoa học phát hiện những người có tim đập từ 80 nhịp/phút trở lên có nguy cơ mắc các triệu chứng kháng insulin, tiểu đường và các vấn đề về tim mạch.

So với nhóm có nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút, nhóm này có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao gấp 1,34 lần, mắc triệu chứng kháng insulin cao 1,2 lần và bệnh tiểu tường 4,39 lần. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của nhịp đập tim nhanh đối với sự trao đổi chất của cơ thể người.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này sẽ giúp tạo ra một cơ chế giải thích hợp lí về mối liên hệ giữa bệnh béo phì và hệ thần kinh giao cảm. Nhịp đập của tim, được điều khiển bởi hệ thần kinh giao cảm (SNS), một mạng lưới gồm các nơron thần kinh trong cơ thể con người họat động không cần có suy nghĩ nhận thức.

Theo nhận định của các nhà khoa học, hệ thần kinh này có ảnh hưởng đến sự vận động của các mạnh máu, huyết áp hay sự đổ mồ hôi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục