Ngày 1/6, tại Hà nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức tọa đàm về vai trò, tổ chức bộ máy nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hội nhập ở Nhật Bản.
Các đại biểu trong và ngoài nước đã cùng tìm hiểu vai trò quan trọng của nhà nước từ góc độ pháp lý của Nhật Bản. Trong đó xác định hoạt động của nhà nước phải được thực hiện dựa trên pháp luật và đạo luật quan trọng nhất là hiến pháp.
Hiến pháp Nhật Bản áp dụng quan điểm của chủ nghĩa lập hiến, Hiến pháp theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền (cai trị bằng pháp luật).
Hiến pháp theo chủ nghĩa lập hiến là hiến pháp phù hợp cho việc thực hiện chủ nghĩa lập hiến. Bên cạnh đó, hiến pháp theo chủ nghĩa lập hiến quy định hình thức tổ chức cơ cấu cai trị quốc gia là tam quyền phân lập và chế độ nghị viện.
Biểu hiện của nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp Nhật Bản thể hiện ở triệt để bảo vệ nhân quyền; bảo vệ các thủ tục chính đáng; thừa nhận Hiến pháp là đạo luật cao nhất.
Các ý kiến tại cuộc tọa đàm đều đánh giá việc tìm hiểu Hiến pháp của Nhật Bản rất có ý nghĩa để Việt Nam rút ra những kinh nghiệm khi Việt Nam đang trong quá trình tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe các tham luận về sự khác nhau về cấu trúc Hiến pháp của Việt Nam và Nhật Bản; sự quan trọng của Luật Hiến pháp trong nguyên tắc pháp quyền; vai trò của tòa án trong hệ thống giám sát và đối trọng; hệ thống rà soát Hiến pháp của tòa án Nhật Bản; quyền làm chủ con người và các biện pháp để hiện thực hóa.../.
Các đại biểu trong và ngoài nước đã cùng tìm hiểu vai trò quan trọng của nhà nước từ góc độ pháp lý của Nhật Bản. Trong đó xác định hoạt động của nhà nước phải được thực hiện dựa trên pháp luật và đạo luật quan trọng nhất là hiến pháp.
Hiến pháp Nhật Bản áp dụng quan điểm của chủ nghĩa lập hiến, Hiến pháp theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền (cai trị bằng pháp luật).
Hiến pháp theo chủ nghĩa lập hiến là hiến pháp phù hợp cho việc thực hiện chủ nghĩa lập hiến. Bên cạnh đó, hiến pháp theo chủ nghĩa lập hiến quy định hình thức tổ chức cơ cấu cai trị quốc gia là tam quyền phân lập và chế độ nghị viện.
Biểu hiện của nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp Nhật Bản thể hiện ở triệt để bảo vệ nhân quyền; bảo vệ các thủ tục chính đáng; thừa nhận Hiến pháp là đạo luật cao nhất.
Các ý kiến tại cuộc tọa đàm đều đánh giá việc tìm hiểu Hiến pháp của Nhật Bản rất có ý nghĩa để Việt Nam rút ra những kinh nghiệm khi Việt Nam đang trong quá trình tổng kết, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe các tham luận về sự khác nhau về cấu trúc Hiến pháp của Việt Nam và Nhật Bản; sự quan trọng của Luật Hiến pháp trong nguyên tắc pháp quyền; vai trò của tòa án trong hệ thống giám sát và đối trọng; hệ thống rà soát Hiến pháp của tòa án Nhật Bản; quyền làm chủ con người và các biện pháp để hiện thực hóa.../.
Quỳnh Hoa (TTXVN)