Bữa ăn tối giữa hai nhà khoa học Australia và Đức là giáo sư Phil Robinson và Volker Haucke đã đưa tới bước đột phá trong ngành y khoa thế giới trong điều trị và chữa khỏi căn bệnh ung thư cũng như những căn bệnh gây nguy hiểm tính mạng con người khác.
Ý tưởng về việc sử dụng các loại thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn các căn bệnh gây chết người như ung thư, HIV và Ebola, hiện đang được nhóm các nhà khoa học của hai nước tiến hành thử nghiệm, được hình thành trong một bữa ăn tối giữa hai vị giáo sư tại thành phố San Francisco, Mỹ cách đây 3 năm về trước.
Đây có thể được coi là một cuộc cách mạng thực sự trong y khoa và đem lại hy vọng cứu sống hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.
Nhắc lại câu chuyện 3 năm trước, giáo sư Robinson nhớ lại: "Khi đó chúng tôi cùng thảo luận về cách thức làm sao tìm kiếm một phân tử có thể chận đứng các chất như virus xâm nhập vào các tế bào cơ thể con người. Cả hai đều chợt nhận ra là có rất nhiều quan điểm tương đồng."
Giáo sư cho biết thêm ngay sau đó cả hai thống nhất sẽ hợp tác cùng nghiên cứu và nếu một khi thành công, nghiên cứu trên sẽ là bước đột phá nhằm đối phó với hầu hết các căn bệnh nguy hiểm truyền nhiễm bởi virus.
Trước đó, giáo sư Haucke, thuộc trường Đại học Freie tại thủ đô Berlin, đã xác định được hai siêu phân tử trong tổng số 20.000 loại khác mà ông tin là có khả năng sẽ ngăn chặn được các virus xâm nhập vào tế bào con người.
Trong quá trình hợp tác, giáo sư Robinson đã trực tiếp liên hệ với giáo sư Adam McCluskey thuộc trường Đại học Newcastle, Sydney, một chuyên gia hàng đầu về phát triển dược phẩm, để phát triển hai phân tử trên thành dạng thuốc.
Tác dụng của các loại thuốc kháng virus là nhằm ngăn chặn sự phát triển và nhân bào đối với các virus độc hại trong cơ thể con người. Tuy nhiên, hy vọng của các nhà khoa học là loại thuốc mới trên có thể ngay lập tức ngăn chặn từ điểm phát tác đầu tiên của các virus khi xâm nhập vào các tế bào và nếu những con virus đó không có khả năng tái tạo, chúng sẽ tự tiêu hủy.
Bước tiếp theo của nghiên cứu là thử nghiệm khả năng ứng dụng và độ an toàn khi sử dụng trên các loài vật thí nghiệm trước khi thử nghiệm đối với các bệnh nhân. Giáo sư Haucke đánh giá khả năng thành công là rất lớn, tuy nhiên quá trình ứng dụng thành công ở người mới là kết quả cuối cùng.
Ông cũng hy vọng nghiên cứu sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới, cùng góp sức thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng đối với loại thuốc mới này./.
Ý tưởng về việc sử dụng các loại thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn các căn bệnh gây chết người như ung thư, HIV và Ebola, hiện đang được nhóm các nhà khoa học của hai nước tiến hành thử nghiệm, được hình thành trong một bữa ăn tối giữa hai vị giáo sư tại thành phố San Francisco, Mỹ cách đây 3 năm về trước.
Đây có thể được coi là một cuộc cách mạng thực sự trong y khoa và đem lại hy vọng cứu sống hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.
Nhắc lại câu chuyện 3 năm trước, giáo sư Robinson nhớ lại: "Khi đó chúng tôi cùng thảo luận về cách thức làm sao tìm kiếm một phân tử có thể chận đứng các chất như virus xâm nhập vào các tế bào cơ thể con người. Cả hai đều chợt nhận ra là có rất nhiều quan điểm tương đồng."
Giáo sư cho biết thêm ngay sau đó cả hai thống nhất sẽ hợp tác cùng nghiên cứu và nếu một khi thành công, nghiên cứu trên sẽ là bước đột phá nhằm đối phó với hầu hết các căn bệnh nguy hiểm truyền nhiễm bởi virus.
Trước đó, giáo sư Haucke, thuộc trường Đại học Freie tại thủ đô Berlin, đã xác định được hai siêu phân tử trong tổng số 20.000 loại khác mà ông tin là có khả năng sẽ ngăn chặn được các virus xâm nhập vào tế bào con người.
Trong quá trình hợp tác, giáo sư Robinson đã trực tiếp liên hệ với giáo sư Adam McCluskey thuộc trường Đại học Newcastle, Sydney, một chuyên gia hàng đầu về phát triển dược phẩm, để phát triển hai phân tử trên thành dạng thuốc.
Tác dụng của các loại thuốc kháng virus là nhằm ngăn chặn sự phát triển và nhân bào đối với các virus độc hại trong cơ thể con người. Tuy nhiên, hy vọng của các nhà khoa học là loại thuốc mới trên có thể ngay lập tức ngăn chặn từ điểm phát tác đầu tiên của các virus khi xâm nhập vào các tế bào và nếu những con virus đó không có khả năng tái tạo, chúng sẽ tự tiêu hủy.
Bước tiếp theo của nghiên cứu là thử nghiệm khả năng ứng dụng và độ an toàn khi sử dụng trên các loài vật thí nghiệm trước khi thử nghiệm đối với các bệnh nhân. Giáo sư Haucke đánh giá khả năng thành công là rất lớn, tuy nhiên quá trình ứng dụng thành công ở người mới là kết quả cuối cùng.
Ông cũng hy vọng nghiên cứu sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới, cùng góp sức thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng đối với loại thuốc mới này./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)