Ngày 5/2, Bộ Lao động Mỹ thông báo trong tháng 1 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã giảm 0,3% xuống còn 9,7%, với khoảng 20.000 người bị mất việc làm.
Đây cũng là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất tại Mỹ trong vòng 5 tháng qua.
Kể từ khi cuộc suy giảm kinh tế bắt đầu diễn ra vào tháng 12/2007 đến nay, số người bị mất việc làm trong tháng 1/2010 là thấp nhất, đảo chiều so với một năm trước, khi số người lao động bị sa thải lên tới 779.000 người - mức cắt giảm nhân công trong tháng cao nhất từ trước tới nay.
Cũng từ tháng 12/2007 đến nay, nền kinh tế Mỹ đã mất 8,4 triệu việc làm, tăng 1,2 triệu so với dự tính và đây cũng là số việc làm bị mất nhiều nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Các chuyên gia nhận định thị trường việc làm Mỹ cần ít nhất 3-4 năm để trở lại mức ổn định trước khi xảy ra khủng hoảng.
Bình luận về thông báo của Bộ Lao động, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chính quyền đang vượt qua lỗ hổng kinh tế lớn. Song, ông nêu rõ những tín hiệu tích cực này mới chỉ là bước đầu và tỷ lệ thất nghiệp có thể thay đổi trong những tháng tới.
Trên trang mạng của Nhà Trắng, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Christina Romer nhấn mạnh những con số này cho thấy thị trường việc làm Mỹ đã bắt đầu có dấu hiệu cải thiện và các chủ lao động đã thuê nhân công trở lại. Tuy nhiên, bà cảnh báo nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải vượt qua một chặng đường dài để hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, số liệu chính thức về thất nghiệp và việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, gồm cả việc làm trong hệ thống chính phủ, của Bộ Lao động đưa ra ngày 5/2 cho thấy mức tăng mạnh của nền kinh tế Mỹ trong quý cuối cùng của năm 2009 và xu thế này có thể được duy trì trong quý đầu của năm 2010 này, giúp thúc đẩy đà phục hồi.
Cũng trong tháng 1, ngành dịch vụ bán lẻ đã tạo thêm được 42.000 việc làm, ngành dịch vụ tạm thời tạo được 52.000 việc làm, các cơ quan chính phủ cũng thuê thêm 9.000 người trong tổng số 1,2 triệu người được thuê trong cả năm nay để tiến hành cuộc tổng điều tra dân số.
Số giờ làm việc trong tuần đã tăng lên 33,3 giờ so với 33,2 giờ vào tháng 12/2009 và số người làm bán thời gian được làm đủ thời gian đã tăng gần 1 triệu người.
Chính quyền của Tổng thống Obama đang dồn lực vào nền kinh tế nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức cao, vốn là nhân tố có thể kìm hãm sự phục hồi sau cuộc suy thoái sâu.
Dự thảo ngân sách tài khoá 2011 (bắt đầu từ tháng 10/2010) trị giá 3.800 tỷ USD của ông kêu gọi chi thêm 100 tỷ USD cho việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy các hoạt động kinh tế nói chung.
Ngày 2/2, Tổng thống Obama đã đề nghị Quốc hội Mỹ chuyển 30 tỷ USD mà Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) chưa sử dụng hết sang Quỹ cho các doanh nghiệp nhỏ vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng việc làm thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ./.
Đây cũng là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất tại Mỹ trong vòng 5 tháng qua.
Kể từ khi cuộc suy giảm kinh tế bắt đầu diễn ra vào tháng 12/2007 đến nay, số người bị mất việc làm trong tháng 1/2010 là thấp nhất, đảo chiều so với một năm trước, khi số người lao động bị sa thải lên tới 779.000 người - mức cắt giảm nhân công trong tháng cao nhất từ trước tới nay.
Cũng từ tháng 12/2007 đến nay, nền kinh tế Mỹ đã mất 8,4 triệu việc làm, tăng 1,2 triệu so với dự tính và đây cũng là số việc làm bị mất nhiều nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Các chuyên gia nhận định thị trường việc làm Mỹ cần ít nhất 3-4 năm để trở lại mức ổn định trước khi xảy ra khủng hoảng.
Bình luận về thông báo của Bộ Lao động, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chính quyền đang vượt qua lỗ hổng kinh tế lớn. Song, ông nêu rõ những tín hiệu tích cực này mới chỉ là bước đầu và tỷ lệ thất nghiệp có thể thay đổi trong những tháng tới.
Trên trang mạng của Nhà Trắng, Cố vấn kinh tế của Tổng thống Christina Romer nhấn mạnh những con số này cho thấy thị trường việc làm Mỹ đã bắt đầu có dấu hiệu cải thiện và các chủ lao động đã thuê nhân công trở lại. Tuy nhiên, bà cảnh báo nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải vượt qua một chặng đường dài để hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, số liệu chính thức về thất nghiệp và việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, gồm cả việc làm trong hệ thống chính phủ, của Bộ Lao động đưa ra ngày 5/2 cho thấy mức tăng mạnh của nền kinh tế Mỹ trong quý cuối cùng của năm 2009 và xu thế này có thể được duy trì trong quý đầu của năm 2010 này, giúp thúc đẩy đà phục hồi.
Cũng trong tháng 1, ngành dịch vụ bán lẻ đã tạo thêm được 42.000 việc làm, ngành dịch vụ tạm thời tạo được 52.000 việc làm, các cơ quan chính phủ cũng thuê thêm 9.000 người trong tổng số 1,2 triệu người được thuê trong cả năm nay để tiến hành cuộc tổng điều tra dân số.
Số giờ làm việc trong tuần đã tăng lên 33,3 giờ so với 33,2 giờ vào tháng 12/2009 và số người làm bán thời gian được làm đủ thời gian đã tăng gần 1 triệu người.
Chính quyền của Tổng thống Obama đang dồn lực vào nền kinh tế nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức cao, vốn là nhân tố có thể kìm hãm sự phục hồi sau cuộc suy thoái sâu.
Dự thảo ngân sách tài khoá 2011 (bắt đầu từ tháng 10/2010) trị giá 3.800 tỷ USD của ông kêu gọi chi thêm 100 tỷ USD cho việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy các hoạt động kinh tế nói chung.
Ngày 2/2, Tổng thống Obama đã đề nghị Quốc hội Mỹ chuyển 30 tỷ USD mà Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) chưa sử dụng hết sang Quỹ cho các doanh nghiệp nhỏ vay nhằm thúc đẩy tăng trưởng việc làm thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ./.
(TTXVN/Vietnam+)