Bắc Ninh có tiềm năng rất lớn để phát triển hình thức du lịch văn hóa tổng hợp khi đưa khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm sản phẩm đặc trưng của làng nghề.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch, tỉnh ưu tiên phát triển, khai thác tối đa tiềm năng du lịch làng nghề.
Theo ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng phòng nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, sở dĩ tỉnh ưu tiên phát triển du lịch là do tỉnh có mạng lưới các làng nghề dày đặc, 62 làng nghề, trong đó 31 làng nghề truyền thống (chiếm 1/10 tổng số làng nghề truyền thống của cả nước).
Làng nghề thủ công ở đây phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật...
Hầu hết các làng nghề hiện nay vẫn còn lưu giữ được các phong tục tập quán mang đậm bản sắc vùng Kinh Bắc xưa. Ngoài ra, các làng nghề đều nằm dọc các trục giao thông lớn, liền kề với những di tích lịch sử-văn hóa, khu vực có tổ chức lễ hội như Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút tháp, đồi Lim… khiến các làng nghề thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tour văn hóa, cộng đồng.
Theo báo cáo của ngành du lịch Bắc Ninh, năm 2012, tỉnh thu hút gần 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có từ 10% đến 20% du khách đến để trải nghiệm loại hình du lịch làng nghề.
Hiện nay, Bắc Ninh còn một số làng nghề tiêu biểu có thể phát triển du lịch như làng tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành), gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), làng sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn), làng chạm khắc gỗ Phù Khê (Từ Sơn), làng mây tre đan Xuân Lai (Gia Bình)… Làng nghề được du khách biết đến nhiều nhất là làng nghề tranh dân gian Đông Hồ, đặc biệt từ khi “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sản phẩm của du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan làng nghề truyền thống. Du khách có thể tìm hiểu cách thức sản xuất và cuộc sống của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng kết hợp khám phá cảnh quan nông nghiệp, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực tại làng và mua sắm hàng lưu niệm…
Tuy nhiên, du lịch làng nghề của Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế không phải làng nghề nào cũng có khả năng khai thác làm du lịch, chỉ có những làng nghề truyền thống, sản xuất những sản phẩm đặc trưng mới có thể khai thác du lịch. Phần lớn những nghề có thể khai thác làm du lịch ở Bắc Ninh không còn làng nghề, mà chỉ còn những gia đình giữ nghề.
Bởi vậy, nếu các nghề này được khôi phục lại như các làng nghề khởi thủy thì giá trị rất lớn. Các làng nghề làm du lịch còn manh mún, kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch tại làng nghề còn hạn chế, môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm, sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành và làng nghề chưa chặt chẽ…
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch có khả năng thu hút khách quốc tế và tăng chi tiêu mua sắm. Để du lịch làng nghề có thể trở thành thế mạnh, đòi hỏi có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả các nhà quản lý và người làng nghề. Nhất là mỗi làng nghề cần tạo ra những sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn du khách; chú ý tôn tạo những giá trị lịch sử, văn hóa địa phương, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ; trang bị kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho người dân; xây dựng khu trưng bày các sản phẩm làng nghề…/.
Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch, tỉnh ưu tiên phát triển, khai thác tối đa tiềm năng du lịch làng nghề.
Theo ông Nguyễn Xuân Côn, Trưởng phòng nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, sở dĩ tỉnh ưu tiên phát triển du lịch là do tỉnh có mạng lưới các làng nghề dày đặc, 62 làng nghề, trong đó 31 làng nghề truyền thống (chiếm 1/10 tổng số làng nghề truyền thống của cả nước).
Làng nghề thủ công ở đây phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật...
Hầu hết các làng nghề hiện nay vẫn còn lưu giữ được các phong tục tập quán mang đậm bản sắc vùng Kinh Bắc xưa. Ngoài ra, các làng nghề đều nằm dọc các trục giao thông lớn, liền kề với những di tích lịch sử-văn hóa, khu vực có tổ chức lễ hội như Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút tháp, đồi Lim… khiến các làng nghề thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn cho các tour văn hóa, cộng đồng.
Theo báo cáo của ngành du lịch Bắc Ninh, năm 2012, tỉnh thu hút gần 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có từ 10% đến 20% du khách đến để trải nghiệm loại hình du lịch làng nghề.
Hiện nay, Bắc Ninh còn một số làng nghề tiêu biểu có thể phát triển du lịch như làng tranh Đông Hồ (huyện Thuận Thành), gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình), làng sơn mài Đình Bảng (Từ Sơn), làng chạm khắc gỗ Phù Khê (Từ Sơn), làng mây tre đan Xuân Lai (Gia Bình)… Làng nghề được du khách biết đến nhiều nhất là làng nghề tranh dân gian Đông Hồ, đặc biệt từ khi “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sản phẩm của du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan làng nghề truyền thống. Du khách có thể tìm hiểu cách thức sản xuất và cuộc sống của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng kết hợp khám phá cảnh quan nông nghiệp, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực tại làng và mua sắm hàng lưu niệm…
Tuy nhiên, du lịch làng nghề của Bắc Ninh còn gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế không phải làng nghề nào cũng có khả năng khai thác làm du lịch, chỉ có những làng nghề truyền thống, sản xuất những sản phẩm đặc trưng mới có thể khai thác du lịch. Phần lớn những nghề có thể khai thác làm du lịch ở Bắc Ninh không còn làng nghề, mà chỉ còn những gia đình giữ nghề.
Bởi vậy, nếu các nghề này được khôi phục lại như các làng nghề khởi thủy thì giá trị rất lớn. Các làng nghề làm du lịch còn manh mún, kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch tại làng nghề còn hạn chế, môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm, sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành và làng nghề chưa chặt chẽ…
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch có khả năng thu hút khách quốc tế và tăng chi tiêu mua sắm. Để du lịch làng nghề có thể trở thành thế mạnh, đòi hỏi có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả các nhà quản lý và người làng nghề. Nhất là mỗi làng nghề cần tạo ra những sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn du khách; chú ý tôn tạo những giá trị lịch sử, văn hóa địa phương, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ; trang bị kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho người dân; xây dựng khu trưng bày các sản phẩm làng nghề…/.
Thanh Thương (TTXVN)