Tỉnh Đắk Lắk đầu tư 150 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2015 nhằm xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhanh, bền vững.
Tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện 8 chương trình, gồm chương trình khoa học xã hội-nhân văn, giáo dục-đào tạo; y dược, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; phát triển, ứng dụng năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn trọng tâm nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành tựu mới trong chọn tạo, nhân giống đối với các cây trồng chủ lực như càphê, cao su, cacao, ngô lai; đồng thời, nghiên cứu, xây dựng thành công vùng sản xuất giống lúa lai trọng điểm của cả nước.
Tỉnh xây dựng, nhân rộng các mô hình tái canh cây càphê bảo đảm giữ vững sản lượng, chất lượng sản phẩm, độ bền vườn cây, nhân rộng các mô hình tưới nước tiên tiến và tiết kiệm kết hợp áp dụng quy trình canh tác giảm phát thải khí nhà kính, tiến đến xây dựng những đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp sở hữu và thương mại tín chỉ cácbon.
Trong ngành lâm nghiệp, tỉnh nghiên cứu các loại cây, kỹ thuật làm giàu rừng, nhất là rừng khộp nghèo, các cơ sở khoa học và thực tiễn để quản lý rừng tự nhiên bền vững, cấp chứng chỉ rừng, chi trả dịch vụ rừng, nghiên cứu sinh sản của voi nhà tự nhiên và nhân tạo...
Trong xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn, tỉnh tập trung nghiên cứu, đề xuất chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông, lâm, thủy sản, xây dựng cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, công nghệ tiến tới xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột...
Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện có hiệu quả 6 chương trình phát triển khoa học công nghệ góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn./.
Tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai thực hiện 8 chương trình, gồm chương trình khoa học xã hội-nhân văn, giáo dục-đào tạo; y dược, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; phát triển, ứng dụng năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; hỗ trợ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn trọng tâm nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành tựu mới trong chọn tạo, nhân giống đối với các cây trồng chủ lực như càphê, cao su, cacao, ngô lai; đồng thời, nghiên cứu, xây dựng thành công vùng sản xuất giống lúa lai trọng điểm của cả nước.
Tỉnh xây dựng, nhân rộng các mô hình tái canh cây càphê bảo đảm giữ vững sản lượng, chất lượng sản phẩm, độ bền vườn cây, nhân rộng các mô hình tưới nước tiên tiến và tiết kiệm kết hợp áp dụng quy trình canh tác giảm phát thải khí nhà kính, tiến đến xây dựng những đơn vị sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp sở hữu và thương mại tín chỉ cácbon.
Trong ngành lâm nghiệp, tỉnh nghiên cứu các loại cây, kỹ thuật làm giàu rừng, nhất là rừng khộp nghèo, các cơ sở khoa học và thực tiễn để quản lý rừng tự nhiên bền vững, cấp chứng chỉ rừng, chi trả dịch vụ rừng, nghiên cứu sinh sản của voi nhà tự nhiên và nhân tạo...
Trong xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn, tỉnh tập trung nghiên cứu, đề xuất chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông, lâm, thủy sản, xây dựng cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng, công nghệ tiến tới xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Buôn Ma Thuột...
Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện có hiệu quả 6 chương trình phát triển khoa học công nghệ góp phần quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)