Trong vòng một năm nay đã có 7 con voi rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai bị chết do ngộ độc.
Lần gần đây nhất, ngày 275, một con voi con sống ở khu bảo tồn bị chết tại rẫy xoài của người dân tại khu vực ấp 7 của xã Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu trong tình trạng thè lưỡi, tim và gan đều bị xuất huyết, không có dấu hiệu tác động từ bên ngoài. Xét nghiệm cho thấy, lượng thuốc trong bao tử voi rất lớn, chứng tỏ voi chết là do ngộ độc.
Trước tình trạng voi rừng bị chết nhiều như trên, ông Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai cho biết khu bảo tồn đang cùng các ngành chức năng của Đồng Nai tìm rõ nguyên nhân đầu độc voi để xử lý theo pháp luật.
Cùng với đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu và chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thay đổi một số thói quen như không trồng các loại cây voi thích ăn quanh các khu vực chòi, rẫy và nhà ở như mía, ngô, xoài, chuối; nên trồng cây ớt cay thành hàng xung quanh rẫy; không để lại các loại lương thực, thực phẩm voi ưa thích trong chòi, rẫy như gạo, muối, hoa quả; trong thời gian voi xuất hiện, người dân không nên đi rẫy quá sớm và về quá muộn.
Ngoài ra, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu còn đề xuất thiết lập hàng rào điện để ngăn thú hoang với tổng chiều dài 40km cho một số khu vực dân cư thuộc các xã Mã Đà, Phú Lý, Thanh Sơn, Tà lài, trong đó có 30km xây dựng cố định và 10km xây dựng di động.
Cùng với các biện pháp trên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Cửu củng cố và phát huy tác dụng của đội phản ứng nhanh, di dời một số hộ dân hiện đang sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, đồng thời triển khai dự án bảo tồn voi hoang dã tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay số voi rừng còn lại ở Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, ước còn khoảng hơn 10 con, trong đó có 3 voi con.
Theo thống kê, hiện chỉ còn một số tỉnh trong cả nước có đàn voi là Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai và Đắk Lắc. Voi Việt Nam đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục Đỏ IUCN./.
Lần gần đây nhất, ngày 275, một con voi con sống ở khu bảo tồn bị chết tại rẫy xoài của người dân tại khu vực ấp 7 của xã Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu trong tình trạng thè lưỡi, tim và gan đều bị xuất huyết, không có dấu hiệu tác động từ bên ngoài. Xét nghiệm cho thấy, lượng thuốc trong bao tử voi rất lớn, chứng tỏ voi chết là do ngộ độc.
Trước tình trạng voi rừng bị chết nhiều như trên, ông Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai cho biết khu bảo tồn đang cùng các ngành chức năng của Đồng Nai tìm rõ nguyên nhân đầu độc voi để xử lý theo pháp luật.
Cùng với đó, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu và chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thay đổi một số thói quen như không trồng các loại cây voi thích ăn quanh các khu vực chòi, rẫy và nhà ở như mía, ngô, xoài, chuối; nên trồng cây ớt cay thành hàng xung quanh rẫy; không để lại các loại lương thực, thực phẩm voi ưa thích trong chòi, rẫy như gạo, muối, hoa quả; trong thời gian voi xuất hiện, người dân không nên đi rẫy quá sớm và về quá muộn.
Ngoài ra, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu còn đề xuất thiết lập hàng rào điện để ngăn thú hoang với tổng chiều dài 40km cho một số khu vực dân cư thuộc các xã Mã Đà, Phú Lý, Thanh Sơn, Tà lài, trong đó có 30km xây dựng cố định và 10km xây dựng di động.
Cùng với các biện pháp trên, Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Cửu củng cố và phát huy tác dụng của đội phản ứng nhanh, di dời một số hộ dân hiện đang sống trong vùng lõi của khu bảo tồn, đồng thời triển khai dự án bảo tồn voi hoang dã tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay số voi rừng còn lại ở Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, ước còn khoảng hơn 10 con, trong đó có 3 voi con.
Theo thống kê, hiện chỉ còn một số tỉnh trong cả nước có đàn voi là Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai và Đắk Lắc. Voi Việt Nam đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục Đỏ IUCN./.
Minh Hưng (TTXVN/Vietnam+)