Tại Thừa Thiên-Huế, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió đông tầng cao và phía Bắc của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung bộ nên toàn tỉnh đang có mưa to đến rất to; vùng ven biển đang có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh.
Tại thành phố Huế, nhiều tuyến đường trong nội thành Huế, các đường Hùng Vương, Bến Nghé, Đông Đa đã có úng ngập cục bộ.
Để chủ động đối phó với diễn biến xấu của thời tiết, nhất là vào thời điểm trong đêm nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các huyện, thành phố Huế và thị xã Hương Thủy; các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi; tổ chức kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú ẩn an toàn.
Đề phòng dông, lốc gây gió giật mạnh, đồng thời chuẩn bị phương án di dời dân ở những nơi có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất vùng miền núi, vùng sạt lở ven biển, vùng ven sông suối, ngập lụt vùng thấp trũng, các khu tái định cư...
Các chủ đầu tư, nhất là các công trình thủy lợi, thuỷ điện, giao thông đang thi công dỡ dang, chỉ đạo các nhà thầu thi công có phương án bảo vệ các công trình xây dựng; đảm bảo an toàn về người và phương tiện, thiết bị vật tư thi công và các công trình cơ sở hạ tầng gần khu vực công trình.
Tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Các đơn vị và địa phương trong tỉnh mua và dự trữ 200 tấn gạo và mì tôm, trong đó, Công ty lương thực Bình Trị Thiên chi nhánh Phía Nam và chi nhánh thành phố Huế dự trữ 80 tấn gạo, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quảng Điền 20 tấn gạo, Công ty Vạn Thành 35 tấn mì tôm và Công ty cổ phần Vĩnh Phát 65 tấn mì tôm...
Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản về việc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong thời gian 3 tháng, với mức lãi suất 1,16%/tháng đối với các doanh nghiệp tham gia dự trữ lương thực.
Dịp này, tỉnh tổ chức phân bổ 1.900 áo phao, 1.900 áo phao tròn, 15 nhà bạt, 15 phao bè do Trung ương viện trợ để phục vụ công tác phòng chống, cứu hộ cứu nạn bão lụt.../.
Tại thành phố Huế, nhiều tuyến đường trong nội thành Huế, các đường Hùng Vương, Bến Nghé, Đông Đa đã có úng ngập cục bộ.
Để chủ động đối phó với diễn biến xấu của thời tiết, nhất là vào thời điểm trong đêm nay, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các huyện, thành phố Huế và thị xã Hương Thủy; các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi; tổ chức kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển về nơi trú ẩn an toàn.
Đề phòng dông, lốc gây gió giật mạnh, đồng thời chuẩn bị phương án di dời dân ở những nơi có nguy cơ lũ quét và sạt lở đất vùng miền núi, vùng sạt lở ven biển, vùng ven sông suối, ngập lụt vùng thấp trũng, các khu tái định cư...
Các chủ đầu tư, nhất là các công trình thủy lợi, thuỷ điện, giao thông đang thi công dỡ dang, chỉ đạo các nhà thầu thi công có phương án bảo vệ các công trình xây dựng; đảm bảo an toàn về người và phương tiện, thiết bị vật tư thi công và các công trình cơ sở hạ tầng gần khu vực công trình.
Tỉnh tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.
Các đơn vị và địa phương trong tỉnh mua và dự trữ 200 tấn gạo và mì tôm, trong đó, Công ty lương thực Bình Trị Thiên chi nhánh Phía Nam và chi nhánh thành phố Huế dự trữ 80 tấn gạo, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quảng Điền 20 tấn gạo, Công ty Vạn Thành 35 tấn mì tôm và Công ty cổ phần Vĩnh Phát 65 tấn mì tôm...
Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản về việc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng trong thời gian 3 tháng, với mức lãi suất 1,16%/tháng đối với các doanh nghiệp tham gia dự trữ lương thực.
Dịp này, tỉnh tổ chức phân bổ 1.900 áo phao, 1.900 áo phao tròn, 15 nhà bạt, 15 phao bè do Trung ương viện trợ để phục vụ công tác phòng chống, cứu hộ cứu nạn bão lụt.../.
Quốc Việt (Vietnam+)